Con trẻ bắt đầu ăn thực phẩm có chứa nhiều đường từ sớm có thể bị giảm độ nhạy cảm của vị giác, thức ăn dần trở nên không hấp dẫn với chúng và vì thế dễ gây ra chứng biếng ăn. Ngoài ra, thực phẩm nhiều đường cũng không được khuyên dùng cho con trẻ vì có thể ảnh hưởng đến đặc điểm sinh lý của cơ thể.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có vẻ lành mạnh nhưng lại không phù hợp với trẻ em, các mẹ nên lưu ý khi cho con trẻ dùng nhé:
Nước ép trái cây đóng sẵn khá phổ biến với trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau. Chúng rất thuận tiện và thường đi kèm trong các bữa sáng. Nhưng trên thực tế chúng không đem lại lợi ích gì cho con trẻ. Một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu, điều này ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất của carbohydrate.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây đóng sẵn. Nhờ chất xơ trong trái cây, nước trái cây được hấp thu dần dần. Các mẹ cũng có thể cố gắng để cho con trẻ uống nước ép vắt tươi hoặc sinh tố.
Đầu tiên, các mẹ không mua các sản phẩm sữa chua không được bảo quản trong tủ lạnh. Thứ hai, nên mua sữa chua tự nhiên thay vì các loại sữa chua ngọt. Để chọn một loại sữa chua lành mạnh, bạn cần phải đọc các thành phần ghi trên nhãn. Một số loại sữa chua có trái cây chứa rất nhiều đường, chất béo và calo khiến trẻ bị béo phì và nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc ăn liền thường được quảng cáo là chứa nhiều vitamin, khoáng chất; nhưng trên thực tế, chúng không có bất kỳ yếu tố lành mạnh nào. Tất cả thành phần lành mạnh của ngô, lúa mì, yến mạch đều bị loại bỏ trong quá trình chế biến, chỉ còn lại carbohydrate. Trẻ con sẽ nhanh bị đói sau khi sử dụng những loại thực phẩm này. Một thay thế tốt hơn là bột yến mạch. Các mẹ có thể thêm trái cây và các loại hạt để tăng hấp dẫn với con trẻ.
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn mật ong. Đôi khi, trong mật ong có chứa vi khuẩn có thể dẫn đến một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gọi là ngộ độc botulism, còn gọi là ngộ độc thịt.
Ngộ độc thịt gây ra bởi một loại độc tố do các vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là cảm thấy yếu, mệt mỏi, nói và nhìn khó. Sau đó có thể bị liệt tay, chân và cơ ngực... Cẩn thận là trên hết nhé các mẹ.
Nho có chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ cần, nhưng quả nho lại trơn nhẵn và có thể khiến trẻ bị nghẹt thở nếu người lớn không sơ chế đúng cách và chú ý lúc cho con trẻ ăn. Ngoài ra, nho cũng có thể khiến quá trình tiêu hóa của trẻ gặp khó khăn. Chuối là một sự thay thế tuyệt vời cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Muối
Giai đoạn này, cơ thể của bé chưa đủ cứng cáp để chấp nhận bất kì hương vị mặn nào từ muối, và muối có thể làm cho thận của trẻ gặp nguy hiểm. Vậy nên, trong chế độ ăn của trẻ, các mẹ tuyệt đối không nên cho muối vào thức ăn của trẻ.
Lạc, bơ
Chất dẻo dính của bơ đậu phộng và bơ hạt sẽ gây rất khó nuốt, dễ nghẹn
Tác giả: