Trong luận ngữ của Khổng Tử có nói, Ở đời có 3 điều đáng tiếc
- Một là ” Việc hôm nay bỏ qua”
Mỗi giây trôi qua, thế giới có thêm 4 người. Tính một cách đơn giản, cứ mỗi giây trôi qua, mức độ cạnh tranh trên thế giới lại tăng thêm.
Cứ mỗi giây trôi qua, lại có hàng tỷ megabyte thông tin được phân phát trên mạng. Nói cách khác, thứ bạn biết của một giây trước có thể đã lỗi thời.
Cứ mỗi giây trôi qua, có hàng trăm tỷ bước chân đặt dấu lên mặt đất. Cũng có nghĩa là mọi người luôn di chuyển, luôn thay đổi.
Bạn không phải là duy nhất, bạn không phải đặc biệt nhất, bạn không phải người nhanh nhất. Chắc chắn là như vậy.
Dân gian ta cũng có câu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”
Nguy hại nhất của thói chần chừ, đó là nó đi theo cấp số nhân. Ban đầu chỉ vì bạn hơi lười 1 chút, nhưng dần dần nó lớn lên thành bản tính trì trệ, kéo sập mọi cánh cửa tương lai của bạn.
Vì vậy, điều đáng tiếc nhất có lẽ là không làm việc mà hôm nay đáng nhẽ bạn nên bắt đầu. Hãy cứ sai đi, sai rồi sửa. Đừng ngồi tính toán đến quá nhiều rủi ro, bạn sẽ không bắt đầu được chứ đừng nói là thành công. Đó cũng là bí quyết mà JACKMA luôn chia sẻ.
- Hai là “Đời này chẳng học”
Chắc 99% chúng ta đã từng tự hỏi: “học để làm gì?”. “tại sao tôi phải học”.
Rồi sau đó lên mạng và thấy những tấm gương bỏ học thành nghiệp lớn.
Và lại tự nhủ: “học hành toàn sách vở, học làm gì nữa”.
Điều đó chỉ đúng nếu bạn có khả năng tự học hơn người. Những vĩ nhân bỏ học thành tài, họ tự học còn nhiều hơn thời gian bạn dành ra để ăn, ngủ, tắm rửa cộng lại.
Chính Bill gate từng chia sẻ: “Đừng bắt chước tôi bỏ học, hãy làm như tôi nói, đừng làm theo tôi làm”. Ông nói: “tôi rất thích đi học. Nhưng khi tôi đã hiểu hết những gì ở trường và thấy cơ hội có một công ty đầy triển vọng, tôi đã làm ngay không do dự. Tôi chỉ là trường hợp đặc biêt.”
Vậy đó. Từ hàng ngàn năm trước, Khổng Tử đã nhắc nhở chúng ta phải học. Và đặc biệt là phải học ngay hôm nay, ngay lúc này, mọi lúc, chứ không phải cứ “để mai học”.
- Ba là “Thân này lỡ hư”
Gỗ mục không thể đóng thành thuyền. Con người sa ngã không thể nên người.
Đời này chẳng học. Đời này luôn do dự không dám làm. Rồi cứ để tiềm năng mãi chỉ là tiềm năng. Đến một ngày nó cũng như gỗ mục tàn tạ theo thời gian.
Đừng để bản thân lỡ làng. Lỡ làng còn đáng tiếc hơn là thất bại.
Những người thầy thường thúc ép các bạn học, không chỉ vì đó là công việc, mà còn là vì tình yêu và sự quan tâm đến chính bạn. Hãy yêu quí người thầy của mình hơn nữa nhé.
Biết bao người khi trẻ tuổi lòng nuôi chí lớn, thân chứa tài cao, học rộng biết nhiều, ai nấy đều khen về sau ắt là bậc hiền tài, công danh rạng rỡ.
Vậy mà vì tuổi trẻ thường hay cậy tài mà sinh kiêu ngạo, vì chút “nghĩa khí” và muốn thể hiện với chúng bạn ở đời mà sa vào đam mê tửu sắc, say đắm trụy lạc giữa chốn “hoa thiên tửu địa”, lâu dần thành nết rồi cũng không muốn bước ra khỏi cái mê cung ấy.
Phật gia có giảng về thời mạt thế, mạt Pháp, quỷ ma thác loạn, đạo đức suy đồi, con người đang đứng trước vực sâu nguy hiểm mà không hay không biết.
Đáng thương cho ai mê muội, ngông cuồng tự cho mình là tài trí mà tranh với người, đấu với trời với đất, lại tuyên dương, nói về “vô Thần luận” mà không biết sợ trời, không biết sợ đất, chẳng còn đức tin gì, ngoài lợi ích hiện thực trước mắt, thủ đoạn nào cũng không từ, điều ác nào cũng dám phạm. Nếu không sớm quay đầu quy chính thì cũng là quá nguy hiểm rồi.
Nhiều lời tiên tri cũng nói rằng, xã hội con người hiện nay chính là đang trong một thời kỳ hết sức đặc thù. Cổ nhân vẫn có câu: “Họa đấy mà phúc đấy”, họa chính là khi người ta không đủ tỉnh táo mà nhận ra kiếp nạn gần kề.
Phúc ấy là có thể thức thời mà tự mình quy chính nhân tâm, đồng hóa với quy luật của tự nhiên, vũ trụ và chính Pháp. Không thanh tỉnh bây giờ thì đợi đến khi nào? Đúng như thức giả Nho gia Chu Hi đã từng nói: “Ở đời có ba điều tiếc: một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân này lỡ hư”.
Tác giả: