Ông cha ta vẫn dạy: “giàu có thì uống thuốc bổ, nghèo khó thì ngâm chân” vì lý do tuyệt diệu này

( PHUNUTODAY ) - Tây y có khẳng định rằng bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Vậy nhưng cách ngâm chân sao cho đúng thì không phải ai cũng biết!

Ngâm chân thế nào cho đúng?

Ngâm, rửa chân bằng nước nóng: Dùng nước sạch đun nóng đến 50-60 độ C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần.

Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi ngâm rửa.

Nước thuốc ngâm, rửa chân: Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh. Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào thau, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm rửa. Mỗi ngày ngâm từ 1-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.

Bệnh nào thích hợp với phương pháp ngâm chân?

Mất ngủ: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái.Di tinh, xuất tinh sớm: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ với tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục...

Giải trừ mỏi mệt: Người lao động tay chân, luyện tập thân thể hay sau khi đi đường dài nên dùng nước nóng ngâm rửa chân sẽ giúp tiêu trừ mỏi mệt.

Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm thấu cốt thảo 30g; tầm cốt phong 30g; độc hoạt 15g; nhũ hương 10g; mộc dược 10g; huyết kiệt 10g; lão hạc thảo 30g; hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.

Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm tô mộc 30g; đào nhân 12g; hồng hoa 10g; thổ nguyên 10g; huyết kiệt 12g; nhũ hương 10g; mộc dược 10g; tự nhiên đồng 20g, ngâm rửa chân lúc còn ấm nóng.

Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g; thổ nguyên 10g; đào nhân 10g; tô mộc 10g; hồng hoa 10g; huyết kiệt 10g; xuyên ngưu tất 15g; phụ tử 10g; quế chi 20g; địa long 30g; cam thảo 15g; nhũ hương 10g; mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.

Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa 20g; liên kiều 20g; hạ khô thảo 20g; địa đinh 20g; công anh 30g; đơn bì 10g; hoàng liên 12g; thương truật 12g, nấu nước ngâm rửa nơi bị bệnh.

Chú ý: Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn; có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc). Đặc biệt, không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.

Thời gian ngâm chân lí tưởng nhất

9 giờ tối là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu. Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi. Lưu ý là chúng ta không nên ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Nên ngâm chân trong bao lâu mối tốt?

Thời gian ngâm chân tối đa 30 – 45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da.

Chúng ta có thể ngâm tới khi thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi nhưng chú ý không nên để ra nhiều mồ hôi vì điều này sẽ không tốt cho tim. Đó là tín hiệu cho thấy kinh lạc trong cơ thể đã được thông suốt. Đây cũng là biện pháp để chúng ta kiểm tra kinh lạc trong cơ thể có bị ứ trệ hay không.

Những đối tượng không nên ngâm chân

Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể. Nhưng với những người mắc bệnh tim, tim có vấn đề, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu. Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não… ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.

Các nguyên liệu có thể cho vào nước ngâm chân

– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân vừa giúp diệt khuẩn, chống viêm, lại vừa nhuận tràng.

– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân sẽ có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.

– Rượu: Thêm một chút rượu trắng vào nước ngâm chân giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.

– Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.

– Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.

Tác giả:

Tin nên đọc