Sự khác biệt thứ nhất
Anh nông dân: Chỉ cần có một ngôi nhà với giá cả vừa phải, phù hợp cho cuộc sống là quá tốt rồi, cần gì quan tâm tới tình hình giao thông xung quanh, các trạm xe bến đỗ, bệnh viện và cơ sở trường học nữa. Nhà xa thì đi bộ tới cũng được, càng tốt cho sức khỏe.
Ông giám đốc: Cho dù mình đã có một căn hộ ở gần đây nhưng vì nơi này có đầy đủ tiện nghi, các công trình hạ tầng xung quanh phát triển đầy đủ thì cho dù sau này không ở đến vẫn có thể bán lại cho người khác với giá cao, không lo thiếu nhu cầu.
Sự khác biệt thứ hai
Anh nông dân: Nếu trả trước 70% số tiền và trả góp 30% chỗ còn lại, tính ra, mỗi tháng mình phải dành dụm được từ 7-10 triệu đồng.
Chưa kể, thời gian trả nợ càng dài, lãi suất ngày càng cao hơn, số tiền thực tế mình phải trả cho người ta lại càng lớn. Thế nên tốt nhất là trả trước càng nhiều càng tốt để làm giảm áp lực cho chi tiêu mỗi tháng sau này.
Ông giám đốc: Trong khi thế chấp là cách vay được nhiều tiền nhanh nhất thì lãi suất trả góp mua nhà lại là lãi suất nhỏ nhất trong các khoản vay.
Chính vì thế, nợ tiền nhà được bao nhiêu thì cứ nợ. Số tài chính dư dả mình có thể dùng để đầu tư vào danh mục khác. Cho dù sau này lãi suất tăng lên thì thu nhập của mình cũng đã tăng nhiều hơn thế, không sợ áp lực trả nợ mỗi tháng quá lớn.
Sự khác biệt thứ ba
Anh nông dân: Cùng một căn hộ với tiện nghi diện tích không chênh lệch là mấy, một khu người ta bán 1,5 tỷ và một khu bán với giá 2 tỷ. Mặc dù khu nhà 2 tỷ phát triển hơn một chút, hoàn cảnh cũng an ninh hơn một chút nhưng đắt hơn 500 triệu là quá nhiều rồi. Các chi phí phụ phát sinh trong khu này chắc chắn cũng đắt hơn nên mình sẽ chọn khu nhà 1,5 tỷ thôi.
Ông giám đốc: Mặc dù chi phí và giá thành thấp hơn nhưng khu nhà 1,5 tỷ vừa không đảm bảo an ninh, an toàn, các hạng mục bảo hiểm, tình hình kinh tế xung quanh cũng đều kém hơn so với khu nhà 2 tỷ.
Với tình hình vật giá ngày càng leo thang, con người cũng ngày càng muốn hưởng thụ những thứ tốt đẹp hơn thì lựa chọn ngôi nhà 2 tỷ mới là hợp lý nhất. Bây giờ giá cả chỉ chênh lệch 500 triệu, nhưng sau một vài năm nữa, nhất định nó sẽ còn tăng lên nhiều hơn.
Sự khác biệt thứ tư
Anh nông dân: Cùng một khu nhà, điều kiện xung quanh như nhau, diện tích và bố cục như nhau nhưng căn hộ có phương hướng không tốt nên có giá rẻ hơn, đương nhiên phải tranh thủ mua luôn.
Ông giám đốc: Đây là nơi mình sống mỗi ngày, nơi để hưởng thụ và nghỉ ngơi sau thời gian làm việc mệt mỏi thì chẳng tội gì không chọn căn hộ có hướng tốt, vừa tràn ngập ánh nắng, đông ấm hạ lạnh, sinh hoạt cũng vô cùng thuận tiện. Bỏ ra nhiều thêm một chút nhưng được thoải mái lâu dài vẫn có lợi hơn.
Sự khác biệt thứ năm
Anh nông dân: Tháng trước chủ nhà vừa báo giá nơi này chỉ 1,5 tỷ mà giờ đã đòi tăng giá lên 1,7 tỷ, thật đúng là tham lam, mình thà đi nơi khác chọn nhà còn hơn.
Ông giám đốc: Chỉ trong một tháng mà ngôi nhà đã tăng giá lên 0,2 tỷ, chứng tỏ nhu cầu về thị trường nhà đất xung quanh nơi này vẫn đang tăng cao. Rất có thể sau 1 năm nữa giá trị của ngôi nhà đã tăng thêm một nửa, dù bây giờ mình mua đắt hơn một chút thì vẫn có lợi về sau.
Có thể thấy rằng, người giàu thường suy nghĩ lớn, đặt ra các mục tiêu lớn và dám mạo hiểm đầu tư để có thể kiếm tiền lớn.
Với người nghèo, họ chỉ dừng lại ở những mục tiêu nhỏ, bó hẹp và luôn mang tâm lý sợ hãi thất bại, sợ hãi mất đi số vốn ít ỏi họ có khi bắt đầu làm một việc gì đó.
Nhưng hầu hết những người thành công là những người đã từng thất bại, và quan trọng nhất là họ dám chấp nhận những thất bại đó và tiếp tục xây dựng ước mơ của chính mình.
Chính điểm này đã tạo nên sự khác biệt lớn trong tư duy và tầm nhìn, giúp người giàu ngày một giàu hơn, còn người nghèo cứ cố gắng tiết kiệm mà mãi chẳng khấm khá nổi.
Tại sao tiêu càng nhiều tiền lại càng không xót?
Giả sử bạn đang có một kì nghỉ ở biển, bạn dự định sẽ thuê xe để đạp dọc bờ biển. Cửa hàng cho thuê thứ nhất, giá thuê 1 ngày là 120 đồng, bạn lại nhìn thấy một biển quảng cáo, trên đó có ghi cho thuê xe đạp với giá 80 đồng. Nhưng để đến được cửa hàng đó, bạn phải đi thêm 10 phút, đổi lại giá tiền lại rẻ hơn, đáng để đi xem. Đến đó, bạn sẽ tiết kiệm được 40 đồng, 40 đồng này đủ để bạn uống một cốc cà phê ngon trên đường đạp xe quay trở về.
Bây giờ, giả sử bạn về nhà rồi, bạn dự định mua một chiếc xe mới. Cửa hàng thứ nhất bán chiếc xe bạn thích với giá 150000 đồng. Bạn vẫn muốn tham khảo thêm giá của nơi khác nên đã đi thêm 10 phút đến cửa hàng thứ 2, cùng là một loại xe, nhưng ở đây bán 150040 đồng. Quay lại cửa hàng thứ nhất mua để tiết kiệm 40 đồng, như vậy có đáng không? Gần như chắc chắn là bạn sẽ không quay trở lại. Chênh lệch dù sao cũng chỉ là số tiền lẻ.
Tuy nhiên nghĩ mà xem, số tiền 40 đồng đó lại chính bằng số tiền bạn tiết kiệm được khi thuê được chiếc xe đạp giá 80 đồng. Lúc thuê xe đạp, tại sao khi tiết kiệm được 40 đồng bạn lại vui như vậy, còn lúc mua xe thì lại không để ý đến 40 đồng đó.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta luôn không ngừng đưa ra những phán đoán tương tự như vậy, ta thường xem số tiền tiết kiệm được là một phần của toàn bộ chi phí mà không xem nó là một số tiền thực cũng có khả năng tiêu dùng nhất định. Đây gọi là "tư duy đối lập", nó khác phổ biến ở những người giàu.
Gần đây, lúc cùng chồng chuyển nhà, tôi càng cảm nhận rõ hơn điều này. Lần chuyển nhà này là cuộc giao dịch lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi mua một căn hộ ở London với giá tiền lên đến mấy trăm ngàn bảng Anh, đây là một khoản đầu tư khổng lồ, vì vậy chúng tôi đã phải cân nhắc rất kĩ lưỡng. Tuy nhiên, hành vi của chúng tôi và kết quả nghiên cứu trên là giống nhau: chi phí mua sắm càng lớn, ta càng có xu hướng xem nhẹ những chi phí liên quan.
Căn hộ vốn dĩ đã tốn một số tiền khá lớn, cho nên lúc chuyển nhà và làm những việc khác, chúng tôi nên tiết kiệm từng đồng một. Thế nhưng chúng tôi lại chẳng hề để ý đến việc chi phí trả cho luật sư có hợp lý hay không mà trực tiếp tìm đến vị luật sư mà lần mua nhà trước chúng tôi đã thuê.
Tương tự, khi tìm công ty vận chuyển, chúng tôi thay vì tìm công ty vận chuyển giá rẻ thì lại nghe theo lời một người bạn: "Mặc dù giá vận chuyển của công ty này không phải là rẻ nhất nhưng dịch vụ rất tốt, như vậy mình cũng sẽ phải lo lắng nhiều". Thông thường chúng ta sẽ rất tiếc mấy trăm bảng Anh chi cho những việc đó, nhưng trong lúc mua nhà lại không quá bận tâm đến nó.
Tất nhiên không phải ai cũng không bận tâm như vậy. Nhà kinh tế học người Ấn Độ Sendhil Mullainathan đã hỏi những người nghèo ăn cơm ở những nhà ăn từ thiện rằng nếu đi mua đồ gia dụng trong nhà, họ có bằng lòng đi thêm 45 phút để tiết kiệm 50 USD hay không.
Trong tình huống này, nếu giá của vật dụng đó trước khi giảm là 100 USD thì để mua chỉ với giá 50 USD mà đi xa như vậy cũng đáng, nhưng nếu giá gốc của vật dụng đó là 1000 USD, vậy thì đi những 45 phút chỉ để tiết kiệm 50 USD lại không đáng chút nào.
Tác giả: Minh Ngọc
-
Tim thai yếu lắm, chỉ cứu được mẹ hoặc con, anh chọn ai? Hãy đọc và cảm nhận!
-
"Tướng" đi đứng, dáng ngồi nói lên vận mệnh của bạn, xem để biết tương lai của mình ra sao
-
99% người Việt đều mắc sai lầm này khi dùng MÁY LỌC NƯỚC, càng lọc càng bẩn, càng uống càng ‘chết sớm’
-
Hãy đọc đi, không phí 3 phút của bạn đâu, đừng để cuối đời phải ngán ngẩm nói 2 từ "giá như"
-
12 câu nói giúp bạn bình an, tự tại đến cuối đời, mỗi lời đều thấm thía tâm can