Phải 9 năm nữa chúng ta mới lại có ngày 30 tết Âm lịch, vì sao lại như vậy?

( PHUNUTODAY ) - Phải tới tận năm 2033 chúng ta mới lại có ngày 30 Tết âm lịch còn những năm trước đó sẽ đều là những năm tháng Chạp thiếu ngày.

Từ 2025 đến 2032 không có ngày 30 Tết âm lịch, vì sao?

Lịch Âm và lịch Dương vận hành theo nguyên tắc khác nhau. Độ dài tháng Âm lịch phụ thuộc vào thực tế chứ không phải theo quy định sẵn của Dương lịch. Do đó lịch âm phụ thuộc vào yếu tố không có quy ước và khó dự tính nên khó quy định sẵn độ chính xác của tháng. 

Một tháng âm lịch được sắp xếp theo sát sự thay đổi pha của mặt trăng. Mặt trăng quan sát từ trái đất thay đổi từ trạng thái không trăng, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, trăng khuyết, trăng tròn và ngược lại. Một tháng âm lịch sẽ được tính bắt đầu vào ngày không trăng, tức là ngày mà mặt trăng ở cùng phía với mặt trời. Ngày đó là mùng 1 và được gọi là điểm sóc. Điểm sóc tiếp theo dài ngắn tùy mỗi tháng.

Xảy ra điều này là do quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời và quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất là hình bầu dục chứ không tròn, nên tốc độ di chuyển của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời không đều, khiến cho thời gian để chúng gặp lại nhau (gọi là giao hội) hàng tháng không bằng nhau.

Phải tới tận năm 2033 mới gặp lại ngày 30 tết âm lịch

Theo chu kỳ đó thì tuần trăng trung bình là 29 ngày 12 giờ 44 phút và dao động hơn kém giá trị này tới 7 tiếng đồng hồ. Vì thế từ ngày mùng 1 này tới mùng 1 sau có thể rơi vào ngày thứ 30 hoặc sang ngày thứ 31 và sẽ gây ra hiện tượng là có tháng thiếu tháng đủ. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. 

Theo tính toán như vậy nên phải đợi ngày 31/1/2033 tức Tết âm năm 2033 mới có ngày 30 tết Âm lịch. 

 Tại sao lại không thể tính toán chính xác độ dài tháng âm lịch?

Bởi vì độ dài tTháng âm lịch được tính toán dựa theo độ dài tuần trăng và điểm sóc, mà đó là những điều thay đổi từng tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không thể định ra quy luật mà phải tính toán chính xác theo thực tế mỗi tháng.

Việc 8 năm liên tục sắp tới đều thiếu ngày 30 là tháng chạp là một sự trùng hợp, không hề mang tính quy luật của lịch pháp. Hơn nữa, âm lịch đã được sử dụng lâu đời ở nước ta từ xưa đến nay, hiện tượng này không có gì đặc biệt. Ví dụ như từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020) liên tiếp 5 năm có tháng chạp đủ.

Tác giả: An Nhiên