Từ ngàn xưa cho đến nay, nhân loại luôn tìm cách làm thay đổi đời sống con người, thay đổi hoàn cảnh, nhưng chưa ai hoàn toàn hạnh phúc trọn vẹn.
Đức Phật dạy, vì vô minh không thấy đúng lẽ thật về tất cả mọi hiện tượng sự vật mà con người phải chịu phiền não khổ đau trong luân hồi sinh tử. Nói theo từ ngữ Việt Nam là ngu dốt, không hiểu rõ lý duyên sinh, lý nhân quả, từ đó con người sinh khởi các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến…rồi dẫn đến khổ đau.
Trong 14 điều răn của nhà Phật có nhắc đến: "Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá". Sự dối trá còn tệ hại hơn cả sát nhân. Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
Ảnh minh họa |
Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt.
Thứ nhất, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Nói dối phá hoại sự ổn định đó. Con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, tin cậy rằng, trong giao tiếp, mọi người đều nói thật. Nếu mọi người đều nói dối, thì đó là dấu hiệu của xã hội giải thể và tan rã.
Thứ hai, trên bình diện cá nhân, nói dối có tác dụng tai hại là phản ứng dây chuyền. Nghĩa là, lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác rồi một lời nói dối khác nữa, còn nghiêm trọng hơn, cho tới khi bản thân mình cũng bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do mình tạo ra. Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thoát và giác ngộ, ngày càng sa đọa vào vòng tội lỗi, khó gỡ ra được. Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói chứng ngộ sự thật.
Sự dối trá chính là nguyên nhân, mầm mống gây ra các vụ tiêu cực trong xã hội, làm băng hoại đạo đức, bao che trù dập làm mất lòng tin, đời sống tốt đẹp của mọi người.
Sự dối trá mang đến nhiều hậu quả mà bản thân người nói có khi không lường trước được. Có ai đó từng nói câu thế này: "Bạn đừng vội mừng vì lừa được người nào đó, bởi người bị lừa thường là những người tin tưởng vào bạn nhất". Đối với một người tin tưởng bạn như thế, bạn nói dối được một vài lần, khi người ta phát hiện ra thì còn ai tin được vào bạn nữa không. Vì thế, nếu bạn cứ dối trá mãi, cái giá phải trả là sự xa lánh và cô đơn. Hãy nhớ, bất luận là việc gì, hãy lấy trung thực lên làm trọng.
Kinh MƯỜI ĐIỀU LÀNH dạy: “Người không nói dối được tám niều lợi ích như sau:
1. Được thế gian kính phục.
2. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.
3. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm, như hoa ưu bát la.
4. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sanh.
5. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.
6. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.
7. Lời nói tôn trọng, được người trời đều vâng theo.
8. Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.
>Phụ nữ học được điều này, phúc báo hưởng 3 đời không hết (Xi nhan) - (Phunutoday) - Khoan dung cho người khác chính là khoan dung chính mình. Đó cũng là thứ vũ khí tối thượng mà tất cả chúng ta đều có ở trong lòng. |
>Giữ điều này trong tâm là tự tạo cho mình quả báo truyền kiếp (Xi nhan) - (Phunutoday) - Giữ sự đố kỵ ganh ghét trong tâm cũng chính là tạo cho mình ý nghiệp. Sự đố kỵ, ganh ghét khiến bản thân luôn bực bội và không thanh thản. |
>Đàn ông thương vợ thật lòng hay giả dối, nhìn điểm này là rõ (Xi nhan) - (Phunutoday) - Nếu chồng bạn có những đặc điểm dưới đây thì xin chúc mừng, bạn đã tìm được một người chồng yêu thương bạn thật lòng rồi đó. |
>9 kiểu ăn mặc và trang điểm của phụ nữ khiến đàn ông "kinh hãi" (Xi nhan) - (Phunutoday) - Làm đẹp là nhu cầu cũng như đặc quyền của chị em phụ nữ. Tuy nhiên làm đẹp quá đà cũng khiến chàng phát sợ. |
>7 kiểu tình yêu không bao giờ có thể tiến đến hôn nhân (Xi nhan) - (Phunutoday) - Những mối tình này dù kéo dài bao lâu đi chăng nữa thì cũng có ngày tan vỡ, không bao giờ có thể tiến đến hôn nhân. |
Tác giả: Phạm Thị Thảo