Bố thí
Bạn cần hiểu được cần bố thí như thế nào đó chính là “tu phúc”. Dù trong đời này bạn không thấy được kết quả nhưng tương lai chắc chắn sẽ được phúc báo tốt lành. Nhưng thực tế có một nguyên tắc rất quan trọng trong khi bố thí chính là bố thí trong phạm vi năng lực của bản thân mình.
Đức Phật đã dạy có 3 loại bố thí chúng ta có thể thực hiện: Bố thí tài, bố thí Pháp, bố thí vô úy.
Trong cuộc sống nhiều người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Phật dạy rằng, công đức trong khả năng làm được của mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng.
Không những vậy một điểm rất quan trọng khác là: Sự bố thí thật sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Nếu tâm bạn chân thành vui vẻ khi bố thí cho người thì rất tự nhiên sẽ tích được phúc báo rất lớn.
Số phận cuộc đời mỗi người không ai là giống nhau, có kẻ giàu, có người nghèo khó, lại có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không lo nổi. Nhưng không vì thế mà việc bố thí bị ngăn trở. Bởi sự bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi, mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ…
Thậm chí cả lúc tay không, ta vẫn có thể bố thí, có khi chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái. Như vậy đều đã là bố thí, đều đã tạo một cơ sở phúc báo cho chính mình vậy.
"Tu hành"
“Tu” chính là sửa, tìm ra cái sai, cái chưa tốt chưa thiện của mình và khi bạn đã sửa được tốt hơn, thiện hơn thì đã lên cảnh giới tầng thứ cao hơn, lại nhìn lại mình, phát hiện ra điều mình vẫn chưa đúng, chưa tốt, chưa thiện rồi lại sửa tiếp. Một quá trình liên tục như vậy sẽ liên tục nâng cao đạo đức, phẩm hạnh cá nhân.
Còn “hành” chính là thực hành, hành động, sửa mình cho đúng cho tốt thì áp dụng vào thực tế, vào mối quan hệ với mọi người, để xem cái mình cho là tốt, là đẹp, là thiện, là đúng đó có được mọi người chấp nhận, đồng tình không, có làm tổn hại người khác không, từ đó mà điều chỉnh, sửa đổi, quay lại tu thân.
Từ đó thấy rằng tu hành chính là tự xem xét bản thân, xem xét bản thân chính xác thì cần lắng lòng, để tâm bình khí hòa rồi nhìn lại mình, xem bao nhiêu thói quen của mình có các loại cố chấp, có các chủng thiên kiến không, có nóng vội, có khoe khoang khoa trương không, có gì giả dối khó nói ra không, còn có rất nhiều những hạn chế mà chưa dám thừa nhận. Cái gốc làm người là tu thân, tự xem xét bản thân là tu hành.
Tâm tịnh
Con người cả đời cống hiến làm việc hết mình đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Ai cũng luôn đi tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
Tác giả: