Phật dạy: Phúc báo của con cái đều liên quan tới cha mẹ, đừng tùy tiện tiêu hao phúc báo của con

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người vẫn nghĩ rằng mình đang làm những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng thực sự lại đang tiêu hao phúc báo của con.

Phúc báo của con cái đều liên quan tới cha mẹ

Có rất nhiều người đi phá thai chỉ vì một nguyên nhân sợ không nuôi nổi con. Với họ nuôi được nổi một đứa con đã là việc vô cùng vất vả chứ đừng nói sinh thêm một đứa nữa. Trong tiềm ý thức chúng ta đều cho rằng, đứa trẻ này là do tôi nuôi lớn, gia đình này là do tôi gánh vác chống đỡ.

Kỳ thực không phải như vậy, trước tiên chúng ta nên hiểu một đạo lý quy luật của vũ trụ, mỗi người khi sinh ra đều có phúc báo riêng của mình. Khi một đứa trẻ tới đầu thai là mang cả phúc báo của chúng tới, nhìn bề mặt ta thấy rằng cha mẹ đang nuôi dưỡng chúng, nhưng trên thực tế là phúc báo của bản thân đứa trẻ đang nuôi dưỡng chúng.

Một sự việc cuối cùng có thể đi tới thành công, là phúc báo của tất cả mọi người chung sức tạo nên, chính là sự tích lũy phúc báo chung của mọi người. Ác nghiệp cũng lại như vậy. Hiện nay trong khi môi trường đang bị phá hoại một cách nghiêm trọng, mỗi người chúng ta đều đừng nên đi trách móc người khác, bởi rằng mỗi người chúng ta đều là một nhân tố tạo nên điều đó.

Khi chúng ta sử dụng túi nilon, và tất cả những sinh hoạt hằng ngày đều đang sử dụng những sản phẩm có liên quan tới các loại hóa chất.Việc sử dụng hàng ngày đó của chúng ta mỗi ngày chính đều là đang phá hoại môi trường.

Đạo trời không có tình thân cũng không thiên vị bất kể một ai, cho dù đó là con của bạn, bạn cũng không thể chuyển phúc báo của mình cho chúng. Mỗi người đều có số mệnh riêng của mình! Có rất nhiều người không hiểu được điều này, vì muốn con thành thiên tài liền tìm đủ mọi cách để con được học tập trong trường nổi tiếng.

Kỳ thực điều trước tiên cần xem xét đó là đứa trẻ đó có số mệnh trở thành thiên tài hay không. Cũng giống như việc nuôi một đứa trẻ, cho dù tiền dùng chi tiêu cho chúng là tiền của cha mẹ chúng, nhưng hao tổn lại là phúc báo của bản thân đứa trẻ đó.

Có đôi khi cha mẹ có thể cung cấp có thể mang lại cho đứa trẻ nhiều tiền bạc của cải, nhưng mệnh của đứa trẻ đôi khi không nhất định có thể tiêu. Vì chúng ta cần xem số mệnh của đứa trẻ đó có hay không, đây chính là đạo lý ‘thiên đạo vô thân’. Có người nhất mực yêu thương con cái tới mức cho rằng có thể chi càng nhiều tiền nuôi con càng tốt.

Kỳ thực nếu bạn tiêu nhiều tiền quá mức cho con, ngược lại sẽ càng làm con tổn càng nhiều phúc báo của chính chúng. Sau khi mất đi nhiều phúc báo lớn lên đứa trẻ sẽ không có thành công cũng như tiền đồ danh vọng.

Vì vậy chúng tôi thường khuyên mọi người: Khi con đến tuổi đi học, hãy để chúng học tập trong điều kiện như mọi người bình thường, vận mệnh của chúng có thể đi theo con đường học hành thì sẽ tự có được, hãy để mọi thứ tùy kỳ tự nhiên. Nếu đường đời của chúng không thể theo sự nghiệp học hành thì dù bạn có tìm cho con người thầy tốt nhất cũng vô dụng.

Cổ nhân xưa vẫn thường mời thầy về để dạy dỗ con cháu, tuy nhiên điều họ làm khác biệt rất lớn với con người hiện nay. Trước đây khi mời thầy dạy cho con, người thầy đó phải dạy học trò của mình về nhân phẩm, nhân cách làm người. Tiếp sau đó mới dạy về kỹ thuật, phải làm một bài văn như thế nào, cách viết một bài thơ ra sao.

Con người hiện nay thì không thế, không dạy con về nhân phẩm cũng như nhân cách làm người, những thứ dạy con đều là về kỹ thuật, do vậy mới không có nhiều ý nghĩa.

Người xưa dạy: Lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng. Điều bạn cần làm trước tiên là hãy gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu hiện tại bạn không tích đức hành thiện, tiền bạc có được là không chính đáng thì sau này con cháu sẽ cơ cực sẽ chịu nghiệp tích lại từ bạn.

Mỗi người có thể tồn tại trên đời đều là vì phúc báo. Phúc báo dùng hết, bất luận là thường dân hay đế vương đều sẽ phải kết thúc thọ mệnh…

Rất nhiều người có tiền, ngay từ nhỏ đã cho con cái ăn uống những món ngon vật lạ, sử dụng những món đồ tốt nhất, cho đi học ở trường sang nhất. Kết quả sau khi con cái lớn lên lại nhiễm đủ loại thói hư tật xấu, ăn chơi sa đọa, thậm chí chẳng giữ nổi mạng, khiến người tóc bạc phải tiễn kẻ tóc xanh.

Loại hiện tượng này ở xã hội đâu đâu cũng có. Nguyên nhân rất đơn giản, chính là cha mẹ đã sử dụng hết phúc báo của con trẻ mất rồi.

Khổng Tử từng giảng: “Trong ba người đi cùng, ắt có một người là thầy ta”. Bởi vậy, cầu sư học đạo, chỉ cần người đó đức hạnh và học vấn cao hơn ta thì đều có thể coi đó là thầy.

Rất nhiều vĩ nhân từ xưa đến nay đều nói câu này: “Khi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại chính là sự nghèo khó”.

Ngạn ngữ xưa cũng có câu: “Con nhà nghèo thì sẽ sớm biết lo liệu việc nhà”.

Đương nhiên ở xã hội hiện tại, chúng ta không thể khiến những người giàu có kia bắt con mình phải sống trong nghèo khổ để chúng hiểu chuyện, biết tạo dựng chí hướng, biết lo liệu việc nhà… Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải bảo cho con cái biết rõ, tiền của bạn một xu một hào kiếm được đều không hề dễ dàng.

Vào những dịp nghỉ hè cần để cho con cái được trải nghiệm về cuộc sống, để chúng gánh vác công việc, dạy cho chúng biết rằng nhân cách chính là tài phú quý giá nhất trên đường đời sau này. Chỉ có như vậy, con cái mới có thể dụng công học tập, không kết giao nhầm người, không nhiễm thói hư tật xấu.

Nếu như cả ngày đều nâng niu con cái trên tay, khiến cuộc sống của chúng tựa như hoàng đế, đây chẳng qua chỉ làm tổn hại đến phúc thọ của chúng mà thôi.

Người xưa dạy: Lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng.

Điều bạn cần làm trước tiên là hãy gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu hiện tại bạn không tích đức hành thiện, tiền bạc có được không chính đáng thì sau này con cháu sẽ cơ cực sẽ chịu nghiệp tích lại từ bạn.

Tác giả: Minh Ngọc