Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
Trong gia đình khổ vì phải làm việc vất vả, nhọc nhằn để lo cơm áo gạo tiền, rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau hoài lại càng khổ hơn, mong cầu mà không được cũng khổ, thân ốm yếu hoặc sung mãn quá cũng khổ.
Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân này, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật hay tai nạn và cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát. Tâm đau khổ như bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý.
Phật gia chỉ ra rằng, đời người ai cũng trải qua 3 kiếp nạn...
Nhân thân hiếm thấy
Nhân thân là chính bản thân chúng ta, tư luôn tưởng mình rất hiểu mình nhưng thực tế lại không phải thế. Trong kiếp luân hồi, trăm ngàn năm mới có thể tạo nên hình người, nghiệp lực hồi báo, nhân quả đổi trao, muốn trở thành con người là vô cùng khó khăn, cần phải tạo vô số nghiệp lành thiện quả. Vì thế mới là “nhân thân hiếm thấy”, tức là con người không dễ mà có trên đời.
Vì làm người là không dễ nên khổ, nạn. Ai cũng cần tạo nghiệp lành để mong kiếp sau có thể được đầu thai thêm lần nữa.
Chân pháp khó nghe
Đối với quan điểm của Phật giáo, sinh mệnh tồn tại khó khăn mà đơn giản, tư tưởng cũng rất thanh tịnh nhưng trí tuệ lại lớn lao. Vạn vật đều có Phật tính nhưng đồng thời cũng mang Ma tính, tồn tại song song như hai mệnh đề đối lập, tương khắc lẫn nhau trong mỗi con người.
Phật tính dẫn tới rũ bỏ tham, sân, si, hướng thiện tích đức, buông bỏ muộn phiền, không màng danh lợi. Trong người Ma tính và Phật tính cân bằng nên “chân pháp khó nghe”, nghe rồi cũng khó học.
Con đường tiến tới vô vi, viên mãn, hạnh phúc không phải con đường trải đầy hoa hồng, dẫu có hoa hồng thì cũng là đóa hồng có gai. Khó nghe nên nhưng người nghe và hiểu chân pháp mới đáng quý, hiếm có và được tưởng thưởng xứng đáng.
Trung thổ khó sinh
Phật dạy, hoàn cảnh càng phức tạp thì càng dễ tạo ra cao nhân. Phật giáo coi trọng nhân quả luân hồi, kiếp này tích đức kiếp sau nghiệp báo, trong cuộc sống nhất định phải tích phúc đức, sống trên đời cần trải qua gian lao vất vả để tu dưỡng bản thân, khắc phục khó khăn, chiến thắng những cám dỗ nhân sinh tầm thường.
Có câu nói "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", chỉ có hiểu rõ ràng đầy đủ về kẻ địch thì mới có cơ hội để vươn lên. Cuộc sống cũng vậy, phải hiểu rõ 3 kiếp nạn nhân sinh mới biết thế nào là đủ, thế nào là phương hướng. Cảm ngộ quan điểm Phật giáo, sửa mình dưỡng thân, hi vọng tất cả mọi người đều hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
4 con giáp ĐẠI PHÁT TÀI, ĐỔI ĐỜI CHÓNG MẶT trong năm 2017
-
Vừa nhìn thấy đứa con trai "nối dõi" của nhân tình, chồng lập tức quay về cầu xin tôi tha thứ
-
Nhục nhã khi biết tôi đồng ý cặp kè với sếp già lắm tiền nhiều của, chồng vui ra mặt
-
Ghen đỏ mắt với 4 con giáp LỬA TÌNH HỪNG HỰC trọn năm 2017
-
5 nốt ruồi mang QUÝ NHÂN tới giúp phụ nữ làm giàu, nhất định thành QUÝ BÀ thành đạt