Chu kỳ kinh nguyệt là thước đo sức khỏe của phụ nữ. Một người có kinh nguyệt đều đặn, không có gì bất thường đa phần khỏe mạnh, dễ sinh đẻ. Ngược lại, những người có chu kỳ kinh không đều, vô kinh... thường có sức khỏe yếu, khó sinh con.
Trong những ngày có kinh, đa số phụ nữ đều sẽ gặp phải các vấn đề như: Đau bụng, đau lưng, người mệt mỏi, ăn uống kém... Nhưng sau đó sẽ hoàn toàn bình thường và những khó chịu nói trên sẽ biến mất.
Chu kỳ 3 ngày và 7 ngày: Kiểu nào tốt hơn?
Thực tế, chu kỳ được sản sinh từ nội mạc tử cung của nữ giới hàng tháng. Phần lớn chất đào thải ra ngoài đều có chứa nhiều cặn bã nên đây sẽ là thời điểm hợp lý giúp cơ thể chị em trao đổi chất, lọc sạch những thứ còn tồn đọng.
Mỗi tháng, chỉ cần chu kỳ tới đúng thời điểm là chúng ta có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình vẫn hoạt động bình thường.
Theo góc độ bài tiết hormone
Từ ngày bắt đầu xuất hiện, chu kỳ và estrogen đều có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính việc tiết hormone estrogen ổn định sẽ giúp phụ nữ chúng ta duy trì được tinh thần và thể chất thoải mái, từ đó đẩy lùi được nguy cơ lão hóa sớm.
Nếu phụ nữ chỉ có trong 3 ngày sau đó kết thúc thì chứng tỏ cơ thể họ tiết hormone kém. Còn diễn ra tới 7 ngày thì điều này cho thấy lượng hormone estrogen trong cơ thể họ tương đối cao, từ đó sẽ ít có nguy cơ bị lão hóa sớm hơn.
Nhìn từ góc độ thể chất
Những người có kỳ hàng tháng trong 3 ngày thường có thể trạng yếu hơn, chất thải ra ít nên cặn bã thường có cơ hội tích tụ trong cơ thể nhiều hơn.
Và ngược lại, những người kéo dài tới 7 ngày thường có khí huyết dồi dào, cơ thể được lọc sạch, từ đó giúp cho họ khỏe mạnh, ít bị lão hóa sớm.
Dấu hiệu của một kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường quay lại trong khoảng 28 - 30 ngày. Một vài trường hợp có thể ít hơn khoảng 21 ngày hoặc nhiều hơn từ 30 - 35 ngày.
Một chu kì sẽ kéo dài khoảng 3 - 5 ngày hoặc từ 2 - 7 ngày. Ngoài ra có những người có độ dài chu kì từ 7 - 10 ngày với lượng máu rất ít cũng không vấn đề gì nghiêm trọng.
Những thay đổi nhỏ giữa chu kỳ cũng không có gì nghiêm trọng. Ví dụ nếu khoảng cách giữa 2 chu kì trước của bạn là 28 ngày nhưng sau lại là 30 ngày cũng là bình thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân do những căng thẳng hoặc bệnh tật có thể làm thay đổi chu kỳ kinh hoặc lỡ 1 chu kì. Nếu thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 40 ngày mà không mang thai cần đến gặp ngay bác sĩ.
Những dấu hiệu bình thường của chu kỳ kinh nguyệt gồm có: thèm ăn, dễ thay đổi tâm trạng, hay cáu gắt, khó chịu, đau bụng, đau lưng, nổi mụn,… Các dấu hiệu có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là thì cần đi thăm khám?
Rong kinh là tình trạng lượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày.
Rong huyết là hiện tượng ra máu dài hơn 7 ngày nhưng không mang tính chu kì. Nếu rong kinh diễn ra hơn 15 ngày sẽ chuyển thành rong huyết gọi là rong kinh - rong huyết. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Thế nên, khi cơ thể vừa xuất hiện những triệu chứng này cần đến gặp ngay bác sĩ.
Cường kinh là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra dài ngày khiến sức khỏe chúng ta bị giảm sút mạnh do mất khá nhiều máu.
Thiếu kinh là hiện tượng lượng kinh nguyệt ra ít và chỉ trong thời gian ngắn khoảng 1 - 2 ngày.
Kinh nguyệt không đều và màu sắc thay đổi.
Lượng máu kinh nguyệt ra bao nhiêu là bình thường?
Chúng ta vẫn thường thấy trong chu kỳ kinh nữ ra nhiều máu nhưng thực tế lượng máu cơ thể thải ra khoảng 2 thìa máu trong suốt chu kỳ. Nếu nhiều hơn khoảng 4 - 6 thìa cũng không quá nghiêm trọng. Nếu phải thay băng vệ sinh lúc ban đêm hoặc tiết ra 1 cục máu đông quá lớn ( kích cỡ khoảng 1 quả bóng golf hay lớn hơn) thì là bất thường.
Nếu cục máu đông nhỏ tiết ra vào ngày bắt đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Thông thường, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ tiết ra lượng máu khá nhiều nhưng không đến mức phải thay vệ sinh 2 giờ 1 lần. Nếu thấy mình cần phải thay băng vệ sinh liên tục trong khoảng 2 - 3 giờ cần phải đi khám bác sĩ.
Tác giả: