Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội và Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội đã chỉ thị tạm dừng đón khách ở các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... đến hết ngày 31/3.
Tuy nhiên, trong ngày 24/3 (tức 1/3 âm lịch), Phủ Tây Hồ vẫn nườm nượp khách tới lễ bái từ sáng sớm. Một chủ cửa hàng ở khu vực này cho biết, buổi sáng việc ra vào khuôn viên vẫn bình thường.
Thông báo tạm dừng đón khách đến ngày 31/3 của Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Nhịp sống Việt)
Chiều cùng ngày, lực lượng công an đã lập barie ở cổng Phủ Tây Hồ nhưng vẫn rất đông người dân tập trung, cúng lễ từ phía bên ngoài.
Nhiều người dân tập trung đông trước cửa Phủ để "vái vọng" bất chấp yêu cầu hạn chế tụ tập đông người của thành phố để phòng chống dịch Covid-19 lây lan. (Ảnh: Dân trí)
Đặc biệt, có nhiều người đến lễ ở khu vực đông người nhưng không hề đeo khẩu trang. Số ít người tháo khẩu trang vì quan niệm việc tháo bỏ khẩu trang ở nơi tâm linh thể hiện sự thành kính của bản thân trước các bậc bề trên, thể hiện sự tôn kính khi đi lễ chùa.
Một số người tháo khẩu trang trong khi hành lễ. (Ảnh: Dân trí)
(Ảnh: Nhịp sống Việt)
Có gia đình đưa cả trẻ nhỏ đến lễ. (Ảnh: Zing)
Đến 19h tối 24/3, khi lực lượng công an rút đi thì người dân lại chen chúc, ùn ùn kéo vào bên trong để lễ bái.
Nhiều người nhét tiền công đức vào bức tượng ở ngoài cửa Phủ. (Ảnh: Zing.vn)
Dòng người đổ xô về Phủ Tây Hồ lễ bái ngày mùng 1 âm lịch. (Ảnh: Nhịp sống Việt)
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Thi THPT Quốc gia 2020 sẽ bao gồm cả nội dung học trực tuyến?
-
Những "lòng tốt độc hại" nếu cha mẹ vẫn tiếp tục làm sẽ hủy hoại tương lai của con trẻ
-
Phật dạy: Con người chỉ thực sự trưởng thành khi buông bỏ được 3 thứ quý giá sau
-
Hà Anh Tuấn lên tiếng về tin đồn hẹn hò Phương Linh
-
Cho thêm 1 thứ này vào thịt lợn, giữ thịt tươi ngon không cần tủ lạnh, thịt lại thơm mềm gấp 2 lần