Phương pháp tính ngày trứng rụng

( PHUNUTODAY ) - Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến rụng trứng để biết rằng sức khỏe sinh sản của chị em chúng mình quan trọng biết nhường nào và cũng có nhiều điều thú vị lắm đấy.

Rụng trứng là gì?

Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ chỉ có 1 hoặc 2 trứng được phóng thích khỏi buồng trứng. Sau khi rụng, trứng đi vào ống dẫn trứng và chờ gặp được tinh trùng. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ dẫn tới quá trình thụ tinh. Trứng chỉ sống được 12-48 giờ, sau khoảng thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết.  Khoảng 14 ngày tiếp theo, lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu đào thải và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Cách xác định ngày rụng trứng

Mỗi chu kỳ, chỉ có 1-2 trứng rụng, thời gian sống của trứng cũng rất ngắn, nếu không gặp được tinh trùng để thụ tinh, trứng sẽ chết. (Ảnh minh họa)

Để trả lời cho câu hỏi “Ngày rụng trứng là ngày nào?”, thì có hai cách chính xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, đó là:

* Dựa theo chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu thấy máu kinh của tháng này cho đến khi thấy máu kinh xuất hiện của tháng tiếp theo. Tùy từng cơ địa của mỗi người phụ nữ, một kỳ kinh thường kéo dài 28, 29, 30 hoặc 31 ngày. Một số ít trường hợp chu kỳ kinh lên đến 40 ngày.

Thực tế, việc xác định chính xác thời điểm trứng rụng không hề đơn giản và luôn có những sai lệch. Tuy nhiên, chị em có thể tự tính khoảng thời gian mình dễ mang thai nhất trong chu kỳ kinh. Tức là khoảng thời gian trứng rụng, phương pháp này có thể áp dụng cho người phụ nữ có kinh nguyệt ổn định. Cụ thể là, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, ngày rụng trứng thường nằm trong ngày thứ 12-16 của chu kỳ. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt dài 30-40 ngày, ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 15-20 của chu kỳ hoặc muộn hơn chút ít.

* Dựa vào các dấu hiệu sinh lý của cơ thể

Dịch âm đạo trong những ngày sắp rụng trứng thường có độ kết dính đặc hơn bình thường. (ảnh minh họa)

- Đặc điểm dịch âm đạo

Trước khi trứng rụng 1-2 ngày, vùng kín của chị em có thể trở nên ẩm ướt hơn thường ngày vì lượng dịch tiết ra khá nhiều. Đặc điểm của chất dịch này thường trong, loãng nhưng có độ co giãn hơn. Chị em có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc thay quần lót thường xuyên để vùng kín khô thoáng, tránh viêm nhiễm.

- Đau bụng dưới

Theo thống kê, cứ 5 người phụ nữ lại có 1 người thấy đau bụng dưới trong ngày rụng trứng. Nguyên nhân là do các nang trứng trong buồng trứng vỡ ra để phóng thích trứng hoặc sự co thắt vòi trứng để đẩy trứng di chuyển xuống tử cung.

- Nhiệt độ cơ thể tăng

Nếu bạn là người tinh ý và theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể thường xuyên, bạn sẽ thấy trong có khoảng vài ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, nhiệt độ cơ thể tăng lên một chút. Điều này là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể trong ngày rụng trứng.

Một số chị em đã theo dõi thân nhiệt hàng ngày trong nhiều tháng liên tục, vào một giờ nhất định để xác định ngày rụng trứng của bản thân.

- Ham muốn tình dục tăng

Trong những ngày trứng rụng, chị em phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều khoái cảm tình dục hơn. Nếu quan hệ tình dục an toàn trong những ngày này, chị em sẽ có sự “thăng hoa” viên mãn trong mỗi cuộc yêu, từ đó cơ hội thụ thai cũng cao hơn. Hiện tượng này thường gặp trước hoặc trong ngày rụng trứng, do lượng hormone progesterone tăng, thúc đẩy ham muốn của chị em.

- Chuột rút

Khoảng 90% phụ nữ bị chuột rút trước ngày kinh nguyệt của mình. Điều này cho biết, bạn đang trong thời kỳ rụng trứng.

Những điều chưa biết về ngày rụng trứng

Thụ thai ngoài ngày rụng trứng

Nguyên nhân là do tinh trùng có khả năng tồn tại trong tử cung đến tận 7 ngày . Vì vậy bạn hoàn toàn có thể lập kế hoạch để giao hợp trước khi trứng rụng để thụ thai. Và đây cũng là lý do vì sao bạn vẫn có thể dính bầu nếu quan hệ “không an toàn” trước ngày trứng rụng vài ngày.

Rụng trứng có thể không liên quan đến chu kì kinh nguyệt

Khá bất ngờ khi trứng có thể không rụng trong chu kì kinh nguyệt và  ngược lại kinh nguyệt có thể xảy ra ngay cả khi không có hiện tượng rụng trứng. Điều này thường xảy ra ở những người sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.

Rụng trứng có thể gây đau bụng

Nguyên nhân gây đau có thể do buồng trứng bị vỡ khi giải phóng trứng, ống dẫn trứng và buồng trứng co bóp để đẩy trứng xuống tử cung…

Thường là các cơn đau xuất hiện nhanh và đột ngột, đau âm ỉ bên trái hoặc bên phải bụng dưới, đau xương hông hoặc trong vùng khung xương chậu, gần giống cơn đau bụng kinh.

Yếu tố bên ngoài làm thay đổi ngày rụng trứng

Phụ nữ hay bị căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình thường khó thụ thai, dễ bị hiếm muộn vì stress kéo dài gây suy gỉam nội tiết tố nữ, ức chế quá trình rụng trứng.

Cân nặng ảnh hưởng

Phụ nữ quá béo hoặc quá gầy, cân nặng lên xuống thất thường lên liên tục làm trứng rụng không đều.

Chu kì rụng trứng của mỗi người khác nhau

Tùy theo điều kiện sống, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà chu kì rụng trứng có thể khác nhau. Có người có chu kì 32 ngày nhưng cũng có người chu kì chỉ 28 hoặc 29 ngày thôi. Cụ thể với những người có chu kì kéo daì 30 ngày, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra vào ngày thứ 13 đến ngày thứ 16, nếu chu kì kéo dài 28 ngày thì trứng sẽ rụng vào ngày thứ 11 đến ngày thứ 14.

Khả năng trứng rụng giảm dần theo tuổi tác

Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, sự suy giảm hoạt động của buồng trứng làm ảnh hưởng khả năng rụng trứng cũng như chất lượng trứng. Qúa trình lão hóa này diễn ra một cách hết sức tự nhiên mà ai cũng không thể tránh khỏi.

Mách nhỏ

Những sự kiện chính của rụng trứng:

  • Trứng rụng sống 12-24 giờ sau khi rời buồng trứng.

  • Thông thường chỉ có một trứng được phóng ra mỗi lần rụng trứng

  • Rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi stress, bệnh tật hoặc gián đoạn các thói quen bình thường.

  • Số lượng các nang noãn nguyên thủy ở mỗi buồng trứng của một bé gái khi mới đẻ có từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu. Từ khi dậy thì đến khi mãn kinh chỉ có 400 – 450 nang trưởng thành, còn phần lớn teo đi.

  • Một số phụ nữ có thể gặp biểu hiện ra huyết âm đạo ít hoặc lốm đốm trong quá trình rụng trứng.

  • Một chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra ngay cả khi không có trứng rụng.

  • Rụng trứng có thể xảy ra ngay cả khi không có chu kỳ kinh nguyệt.

  • Nếu trứng không thụ tinh, nó sẽ phân hủy và được hấp thu vào lớp niêm mạc tử cung.

Tác giả:

Tin nên đọc