Từ ngày 1/7/2024, thực hiện chế độ lương mới sẽ có 3 nhóm đồng loạt tăng, gồm lương công chức, lương hưu và lương tối thiểu vùng. Tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
2 đối tượng được tăng mức lương lên 32% từ 1/7/2024 là ai?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.
(Vừa qua, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024)
Vì vậy nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Mức lương thấp nhất của công chức viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Theo đó, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Lương tối thiểu vùng thay đổi thế nào?
Bên cạnh tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, người hưu trí và đối tượng trợ cấp xã hội, từ ngày 1/7 tới, lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp cũng được điều chỉnh tăng.
Như vậy, sau khi điều chỉnh tăng thì mức lương tối thiểu theo từng vùng như sau: Vùng 1 nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 đạt 3.450.000 đồng. Hiện hành, tiền lương tối thiểu vùng dao động từ 3.250.000 đồng đến 4.680.000 đồng.
Với mức tăng 6%, lương tối thiểu cũng tăng tương ứng ở các vùng như sau: Vùng 1 tăng lên 23.800 đồng; vùng 2 là 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.
Tác giả: Mộc
-
Năm 2024: 2 trường hợp được miễn phí khi làm hộ chiếu, người dân không biết quá phí
-
Bắt đầu từ tháng 4/2024: Có một trường hợp không được đăng ký xe, là trường hợp nào?
-
Hết tháng 3/2024: Người chưa cài VNeID, chưa tích hợp giấy tờ vào CCCD có bị phạt không?
-
Kể từ 2024: 2 trường hợp không được đăng ký xe dù gửi hồ sơ đi cũng bị trả về, tốn công vô ích
-
3 trường hợp bắt buộc phải đi đổi lại thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024: Càng cố tình giữ lại càng chịu nhiều thiệt thòi