Tết âm lịch là lúc các gia đình quây quần sum họp và cũng là dịp cúng lễ tổ tiên thần linh một cách linh đình nhất. Phong tục thờ cúng dâng lễ thắp hương từ cá anh em con cháu họ hàng nên hầu hết ban thờ các gia đình dịp Tết đều rất phong phú. Nhiều gia đình sẽ tiến hành hóa vàng rồi hạ lễ. Tuy nhiên nhiều gia đình lại có quan niệm để đồ lễ thờ cúng càng lâu trên ban thờ thì càng ấm cúng, trông càng trang trọng.
Nhưng theo góc nhìn tâm linh phong thủy thì những đồ đã cúng cần được hạ xuống sau khi làm lễ. Đặc biệt đầu năm mới sau khi hóa vàng cúng tiễn ông bà tổ tiên cần chú ý dọn dẹp lại ban thờ cho gọn gàng và thoáng đãng, tránh chất đống bánh kẹo đồ thờ cúng và chú ý dọn ngay những thứ này xuống:
Các loại giấy tiền vàng mã
Vàng mã giấy tiền là những thứ cần hạ xuống và hóa để cúng tiễn dâng ông bà tổ tiên thần linh. Những thứ này có nhiều phẩm màu và là giấy rất nhanh hút ẩm. Sau Tết là lúc trời nồm ẩm nên càng dễ hút ẩm có thể làm phai màu ra ban thờ và gây ẩm mốc trên ban thờ. Thế nên cúng xong nên hóa vàng mã giấy tiền. Hơn nữa những gia đình theo Phật thì không dâng tiền giấy vàng mã, tiền thật lên ban thờ.
Các loại tiền thật
Tiền thật được nhiều gia đình gài vào đĩa hoa quả đĩa bánh thắp hương để mong muốn giàu có. Nhưng tâm linh phong thủy cho rằng tiền không phải vật phẩm dâng cúng nên không nên cúng tiền thật. Tiền thật muốn sinh sôi phải luân chuyển mới tạo ra dòng tiền. Do đó tránh để tiền thật trên ban thờ.
Bình hoa héo, thối nước
Tuyệt đối tránh để các bình hoa thối héo trên ban thờ vì chúng gây nhiễm khuẩn và làm nhiễu loạn trường khí phòng thờ. Nên ngay sau Tết cần hạ bình hoa xuống và rửa sạch, úp ngược để bình hoa khô. Tránh để bình không trống rỗng trên ban thờ. Đặc biệt kỵ bình hoa héo, nước thối trên ban thờ.
Hoa quả bánh kẹo
Hoa quả là những thứ có thể héo và thối mốc nên hạ sớm càng tốt. Nhiều gia đình nghĩ bánh kẹo có hạn dùng lâu để trên ban thờ cho sung túc đủ đầy, nhìn vào ấm cúng. Nhưng thực ra đồ đã cúng lễ nên hạ xuống, nếu chưa dùng tới thì cất đi, tránh bày biện lộn xộn trên ban thờ. Ban thờ cần sự gọn gàng sạch sẽ thoáng đãng. Hơn nữa đồ ăn để lâu trên ban thờ là nguồn cơ gây kiến, gián, mối, chuột bọ tìm tới ban thờ. Điều đó rất mất sự trang trọng và còn "động" tới gia tiên an nghỉ.
Chén đĩa không đựng đồ cúng
Nhiều gia đình sau khi thờ cúng thường chỉ hạ lễ mà quên không dọn chén, đĩa xuống. Việc để chén đĩa không trên ban thờ vừa làm chật ban thờ, lại hứng bụi và còn không trang trọng. Do đó khi hạ lễ nên nhớ hạ chén đĩa xuống rửa và để khô ráo rồi cất nơi sạch sẽ, đến dịp tuần rằm cúng lễ thì lại mang ra dùng.
Những tàn nhan vương vãi và hương ẩm gãy
Ngày Tết thắp hương nhiều nên có thể rụng nhiều tàn nhang xung quanh. Do đó khi hóa vàng tiễn ông bà thì nên lau dọn các tàn nhang này để ban thờ sạch sẽ. Đặc biệt chú ý nếu có hương gãy thì nên hóa, tránh để hương gãy trên ban thờ sẽ báo điềm xui rủi.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Điện thoại đầy bộ nhớ vừa đơ vừa chậm: Ấn ngay nút này giải phóng dung lượng, máy chạy vù vù như mới
-
Năm 2025 rước lộc vào nhà: 6 loài hoa và cây cảnh ‘hút tài lộc’ nhất định phải trồng
-
Bánh chưng đừng để ngăn mát tủ lạnh, bảo quản theo cách này để cả tháng vẫn mềm ngon
-
Hóa ra vo gạo trực tiếp trong nồi cơm điện hại nhiều hơn lợi, đây là lý do
-
5 thứ tích trữ trong nhà nghèo không thoát nổi, 3 thứ cũ mấy cũng đừng vứt đi, là những thứ gì?