Sau mũi gây tê tủy sống, mẹ ĐẺ MỔ phải chịu đựng ĐAU ĐỚN hành hạ suốt đời, thậm chí tê liệt toàn thân

( PHUNUTODAY ) - Không đơn giản chỉ là một vết sẹo để lại, mẹ đẻ mổ còn phải đối mặt với những đau đớn sau sinh sẽ có thể hành hạ suốt đời, thậm chí tê liệt toàn thân, hay những cơn đau đầu, bỏ "quên não"...

Nhiều mẹ bầu không thể sinh thường nên phải nhờ sự can thiệt của các bác sĩ từ việc đẻ mổ bằng cách dùng phương pháp gây tê tủy sống.

Tuy vậy, mẹ đẻ mổ không phải là không phải chịu đau hay sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí mẹ đẻ mổ có thể sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ kéo dài sau sinh chứ không phải chỉ là một vết sẹo trên bụng..Các bố đọc được những điều này đừng quên yêu thương mẹ nhiều hơn nhé, bởi có thấy được nỗi đau, sự hy sinh của mẹ, mới thấy con của bố đã may mắn và hạnh phúc như thế nào khi được chào đời...

Để mổ bằng phương pháp gây tê tủy sống (Ảnh minh họa).

Phương pháp gây tê tủy sống là thế nào?

Đây là một phương pháp phổ biến được áp dụng cho các ca sinh mổ. Gây tê tủy sống là một thủ thuật y khoa mà bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê hay thuốc giảm đau vào trong dịch não tủy. Thuốc tê sẽ có tác dụng gây tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống để làm giảm đau ở các khu vực nhất định của cơ thể giúp các bác sĩ thực hiện ca mổ lấy thai dễ dàng hơn mà không gây đau đớn cho sản phụ.

Tuy nhiên, với những sản phụ đang có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm thì không nên áp dụng phương pháp gây tê tủy sống khi sinh mổ. Bởi phương pháp này có nguy cơ gây tai biến cao như: suy đa tạng, rối loạn đông máu, ngừng tim, tắc mạch ối…

Nếu thất bại khi tiêm thuốc gây tê tủy sống, mẹ có thể phải đối mặt với các triệu chứng: khó thở, ớn lạnh, bí tiểu, tê chân, tổn thương thần kinh…

Với những sản phụ có sức khỏe bình thường, phương pháp gây tê tủy sống không gây tai biến nguy hiểm như kể trên nhưng cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ khiến mẹ phải chịu đựng nhiều đau đớn cả phần đời sau này:

Nôn hoặc buồn nôn

Đây là những phản ứng đầu tiên của cơ thể sau khi tiêm thuốc gây tê vào cột sống. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, có những mẹ sau khi sinh xong cả vài tháng, thậm chí là vài năm vẫn thường xuyên có cảm giác buồn nôn vì tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống.

Bị ngứa, tổn thương hệ thần kinh

Khoảng 30 – 40% phụ nữ sau sinh thực hiện gây tê tủy sống bị ngứa toàn thân, thay đổi thính lực, tổn thương hệ thần kinh. Nhiều trường hợp nặng còn có thể bị nhiễm trùng quanh cột sống, tê liệt toàn thân.

Đau lưng

Rất nhiều mẹ sinh mổ chia sẻ rằng, dù đã nhiều năm sau khi tiêm mũi gây tê ngoài màng cứng, họ vẫn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau lưng. Đây là một trong những tác dụng phụ kéo dài sau khi sinh mổ. Bởi thuốc gây tê sẽ gây ra sự giãn dây chằng khiến mẹ có cảm giác cực kỳ đau lưng. Có những người sẽ phải đối mặt với tình trạng này suốt cả cuộc đời còn lại.

Nhức đầu, đau đầu

Hiện tượng đau đầu xuất hiện sau gây tê và có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí là nhiều năm về sau. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, giãn mạch máu não và tăng áp lực não – tủy.

Nếu mẹ nào sau sinh mổ mà thường xuyên bị đau đầu thì đừng chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn. Bởi bệnh này nếu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh sọ hoặc tụ máu ngoài màng cứng.

* Mách bạn cách giúp bà bầu sinh thường dễ dàng hơn 

Tận dụng lợi thế của lực hấp dẫn

Hầu như các mẹ khi đi sinh chỉ muốn nằm rên trên giường chờ sinh vì quá đau đớn. Nằm thì đỡ đau thật, nhưng lại không thuận lợi cho em bé trong hành trình tiến gần hơn đến khung xương chậu của mẹ. Người mẹ thông minh sẽ tận dụng quãng thời gian này để luyện tập để cuộc sinh nở sau đó diễn ra dễ dàng.

Nếu được sự cho phép của các bác sĩ, thì trong thời gian chờ chuyển dạ, mẹ nên cố gắng di chuyển cơ thể của bạn ở một vị trí thẳng, chẳng hạn như đứng, đi bộ, uốn cong người về phía trước hoặc cúi xuống một chút để trọng lực giúp bé di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ nhanh hơn. Sự di chuyển này giúp thai nhi về đúng vị trí cần thiết để cuộc sinh diễn ra dễ dàng.

Ăn chè vừng đen nấu với bột sắn dây

Ngay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn;

Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.

Ngủ nhiều hơn

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology (Mỹ) cho thấy mẹ nên cố gắng ngủ ít nhất là bảy giờ mỗi ngày, đặc biệt là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Những mẹ ngủ ít hơn sáu giờ mỗi ngày sẽ trải qua cơn chuyển dạ lâu hơn 11 giờ so với các mẹ ngủ đủ giấc; đồng thời các mẹ ngủ ít phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ gấp bốn lần so với các bà mẹ ngủ đủ. Đây là lý do tại sao mẹ nên coi trọng giấc ngủ khi mang thai hơn.

Nếu khó ngủ vì bụng to lấn cấn, mẹ nên đầu tư một chút để có gối ngủ dành cho mẹ bầu, hoặc kê gối cao hơn, đặt gối ôm xung quanh cơ thể để gác chân. Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đủ để giấc ngủ không bị phá giữa chừng vì đói. Trước khi ngủ, mẹ cũng không nên uống nhiều nước vì sẽ phải dậy đi tiểu nhiều lần. Nếu cần, hãy đề nghị bố ngủ riêng để mẹ có không gian ngủ rộng rãi và đỡ bị làm phiền.

Ăn một chút dứa (thơm)

Đây là loại trái cây được khuyến cáo là nên tránh xa của các bà bầu, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ đã đến gần hoặc quá ngày sinh nở thì dứa là món ăn rất thích hợp bởi dứa tươi có chứa chất bromelain giúp làm mềm cổ tử cung, gây ra các cơn co thắt. Đơn giản chỉ cần cho thêm dứa vào các món ăn hàng ngày hoặc uống nước ép, sinh tố dứa... việc sinh thường sẽ không còn quá khó khăn.

Chịu khó di chuyển

Chăm sóc sức khỏe sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động, dẻo dai hơn và giúp giảm thiểu cơn đau trong suốt quá trình sinh nở. Lời khuyên là các mẹ nên đi bộ một khoảng cách ngắn mỗi ngày, ví dụ có thể đi bộ xung quanh nhà để giữ cho cơ thể dẻo dai, mạnh mẽ. Quá trình đi bộ vừa giúp mẹ tập thở vừa giúp bền sức hơn.

Đặc biệt đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp mẹ thư giãn, điềm tĩnh và làm rút ngắn thời gian sinh nở. Bởi vì vượt cạn là một hoạt động đòi hỏi các mẹ phải có sức chịu đựng rất lớn và sức khỏe bền bỉ, nên việc chịu khó vận động và tập thể dục sẽ giúp cơ thể của mẹ chuẩn bị để chống chọi với cơn đau kéo dài trên dưới 10 tiếng đồng hồ. Mẹ cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng cách tham dự các khóa học yoga cho phụ nữ mang thai, hoặc thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ.

Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm được coi là sự tự nuông chiều cuối cùng dành cho các bà mẹ chuẩn bị lâm bồn. Đặc tính ấm áp và sức đẩy của nước giúp mẹ làm dịu và thư giãn cơ thể, giữ cơ thể bớt căng thẳng. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp. Nếu không có bồn tắm, mẹ có thể sử dụng vòi sen để thư giãn cũng là biện pháp tốt.

Tiếp xúc với chồng hoặc người thân

Chồng an ủi động viên vợ là một cách hiệu quả để người mẹ cảm thấy giảm bớt đau đớn khi chuyển dạ, do đó các anh chồng nên quan tâm an ủi và massage cho vợ thường xuyên kể từ khi vợ mang thai. Ngoài ra, một người thân, có thể là bạn thân hoặc mẹ đẻ, chị em gái có kinh nghiệm sinh nở ở bên cạnh sẽ rất tốt khi bạn vào phòng sinh.

Dịch vụ phòng sinh gia đình cho phép người nhà vào với sản phụ từ khi sản phụ mở 4 phân. Mẹ sẽ cảm thấy yên tâm vì bên cạnh mình có một người thân thiết, rất hiểu biết và hỗ trợ hết mình giúp mẹ có tâm lý và kỹ thuật đẻ tốt nhất có thể. Người ấy sẽ truyền cho mẹ những kinh nghiệm rặn đẻ, hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn, bạn sẽ không còn tâm lý bối rối, hốt hoảng vì không biết nên làm gì.

Uống nước thật nhiều

Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.

Xem thêm:

1.

Thực đơn cả tuần vừa ngon vừa dinh dưỡng cho các mẹ tham khảo

2.

15 thói quen bà bầu ưa làm mỗi ngày nhưng lại cực kỳ nguy hại cho thai nhi

3.

"Lọ nước thần thánh" giúp chữa đến 20 loại bệnh cơ bản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tác giả:

Tin nên đọc