Theo sách Thái Bình Quảng Ký, Vương Biêu từng nhắc lại chuyện Võ Tắc Thiên tàn sát dòng dõi hoàng đế. Lúc đó, thế tử bị đưa đến Đại Lý Tự phán tội chết.
Thế tử than rằng; “Nếu ta không tránh được cái chết, vậy cớ gì phải vấy bẩn gươm đao”. Nửa đêm, thế tử dùng cổ áo làm dây treo cổ tự vẫn. Nhưng khi trời sáng thế tử lại chợt tỉnh dậy, lại nói lại cười, lại ăn uống giống như lúc đang ở hoàng cung.
Thế tử kể lại: “Ta vừa chết thì quan âm phủ tức giận nói với ta rằng: ‘Ngươi cần phải bị giết chết, sao lại dám tự tử? Mau mau trở về chịu hình pháp!’. Ta bèn hỏi nguyên cớ tại sao, quan âm phủ liền lấy sổ sinh tử ra đưa cho ta xem. Thì ra đời trước ta đã sát nhân hại mệnh nên đời này phải báo ứng đền mạng”. Bởi thế tử đã hiểu rõ nhân quả báo ứng, thế nên vào giờ phút hành hình sắc mặt vẫn điềm nhiên bình tĩnh, không hề sợ hãi chút nào.
Vị thế tử này biết rằng, mọi thứ đã được sắp đặt sẵn nên ông không có sợ hãi khi bị tử hình. Dường như khi một người sinh ra trên đời này, sự sống và cái chết của anh ta đã được sắp đặt sẵn. Mùa quả trong đời này là từ những hạt giống được gieo trồng từ đời trước.
Phú quý được hưởng từ công đức. Nghiệp báo là do kiếp trước đã làm sai. Nhân quả chẳng ai thoát được.
“Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”, nghĩa là gì?
Sinh tử đời người là hữu mệnh, mà phú quý của một người cũng là nhân duyên. Cổ nhân cho rằng: “Khi điều gì đã được sắp đặt, nó sẽ đến đúng kỳ. Nếu điều gì không được sắp đặt, không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?”.
Phật dạy rằng, con người đến cõi thế gian, một đời người sớm đã được an bài, khi nào chào đời, khi nào về cát bụi, đều đã có định số sẵn bởi nhân quả đời trước – đời này. Nhân đời trước tạo quả đời này, hành thiện thì tích đức, làm ác thì tạo nghiệp, không việc gì là không phải hoàn trả.
Người xưa nói: Mệnh là do Trời chú định. Diêm Vương muốn canh 3 phải chết thì tuyệt đối không thể kéo dài đến canh 5. Khi ấy, không chỉ thời gian đã được định trước mà ngay cả phương thức cũng được định sẵn rồi.
Trời an bài cho một người giàu sang hay nghèo hèn là dựa vào nghiệp lực người đó mang theo từ tiền kiếp, theo quy luật Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Vậy nên tu tâm, hành Thiện mới có cải biến vận mệnh.
“Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (Lão Tử – Đạo Đức Kinh), nghĩa là đạo Trời không thiên vị bất kỳ ai, thường chỉ giúp đỡ người thiện.
Bậc trí giả xưa nay, hiểu đạo Trời không vì danh lợi mà tranh đấu, vinh hoa phú quý cũng phải từ Đức mà có, họ chỉ một lòng tu tâm dưỡng tính, trau dồi phẩm hạnh, buông bỏ được mất truy cầu, sống một đời phối kết với Trời, an nhiên tự tại đi trọn kiếp nhân sinh.
Tác giả: Dương Ngọc
-
1 người thấm nhuần được 7 điều giáo dưỡng này trong cuộc sống, chắc chắn sẽ sống tốt và thành công
-
Có người cả đời luôn gặp chuyện không như ý, có lẽ vì thiếu 3 điều này
-
Nếu bạn đạt được 3 điều này, là bạn đã đạt được cảnh giới cao nhất của sự an lạc
-
Kiếp người có 6 điều này là vui vẻ nhất, bạn xem mình đạt đến cảnh giới nào?
-
Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, ác nghiệp mà họ gây ra sẽ trở thành tu hành của chúng ta