Bởi vậy, mà cổ nhân mới nói, mệnh là tự mình lập, vận mệnh là nằm trong tay chính bản thân mỗi người.
Dưới đây là giải nghĩa cụ thể về 2 chữ "Mệnh" và "Vận":
Điều thứ nhất: Mệnh
Mệnh là cố định không thể thay đổi, là tiên thiên chú định. Nghĩa là khi một người xuất sinh thì đã được an bài một mệnh sẵn rồi.
Từ nghĩa hẹp mà giảng, người Trung Hoa nói về “Mệnh” chính là “Bát tự” (giờ, ngày, tháng, năm sinh viết theo Thiên can và Địa chi, là một cách xem số mệnh của Trung Hoa xưa). Căn cứ vào “Bát tự” của một người, người ta có thể suy tính ra quỹ đạo vận hành, vinh nhục, phúc họa, bần phú, thọ yểu trong cuộc đời của một người.
Từ nghĩa rộng mà giảng, trong cuộc đời của con người là có những điều mà họ có làm gì cũng không thể thay đổi được. Đây là điều mà người ta thường gọi là số phận. Trong Phật gia gọi điều này là “A lại da thức”, nó là thứ đi theo vòng luân hồi của con người.
Điều thứ 2: Vận
Vận cũng được gọi là vận thế, là điều có thể thay đổi được.
Nếu ví “Mệnh” là một chiếc xe xuất phát từ điểm bắt đầu chạy đến điểm cuối cùng của cuộc đời, thì xe của một người là loại gì, con đường như thế nào, đó được gọi là “Mệnh”. Còn cụ thể, một người lái xe như thế nào để đi hết cuộc đời thì đó lại được gọi là “Vận”.
Một số người nguyên ban đầu vốn là đã có xe tốt, đường tốt, nhưng lại để bản thân “Nước chảy bèo trôi”, không lái tốt nên kết quả là cuộc đời kết thúc không có hậu. Trái lại, nhiều người vốn ban đầu chỉ có chiếc xe không tốt, đường đi lại đầy chông gai, gập ghềnh khúc khuỷu, nhưng bởi vì cả đời cần cù chịu khó, cẩn thận từng ly từng tý, lái xe rất chuyên tâm, kết quả cả đời bình an.
Chính bởi vì “Mệnh” là cố định không thay đổi, nhưng “ận” lại nằm trong tay của mỗi người. Cho nên, chúng ta thường ngày vẫn nghe nói rằng “bói mệnh, đoán mệnh”, mà không có “đoán vận,” hay “đoán vận mệnh” là vậy.
Tác giả: Dương Ngọc
-
"Nhìn xa là tầm mắt, nhìn rộng là trí tuệ, xem nhẹ là cảnh giới". 3 ý tứ này thực sự rất sâu sắc
-
"Đừng coi mình là quá quan trọng" - Đây là một loại tu dưỡng, cảnh giới cao, một thái độ lạc quan
-
Làm người, có 4 lời tốt nhất không nên nói ra: "Lời nói độc địa, lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi"
-
6 thái độ tích cực cần có khi đối mặt với những khó khăn
-
Người thông minh nhất định đừng “sa chân” vào 3 cái bẫy này