1. Vội vàng kết luận trong khi chưa rõ thực hư
Bạn nhanh chóng và tùy ý rút ra kết luận tiêu cực mà không thực sự xác minh tình hình. Có hai ví dụ như: “Đọc suy nghĩ của người khác” và “Lời dự đoán tiêu cực”.
Bạn nên biết rằng bạn không thể nào đọc được người khác nghĩ gì trong đầu họ. Vậy nên đừng cố suy đoán suy nghĩ của người khác theo hướng tiêu cực để rồi tự đẩy mình vào những tình huống khó giải quyết.
Bạn dự đoán sự việc của tương lai cũng tốt, nhưng bạn nên hiểu rằng mình không phải là một vị tiên tri, không ai biết trước được điều gì. Bạn luôn nghĩ rằng sẽ có những điều xấu xảy ra, mặc dù kiểu tiên tri này chưa chắc là đúng nhưng bạn tin nó là sự thật.
Vậy nên, hãy tìm hiểu rõ thực hư sự việc rồi mới đi đến kết luận.
2. Để cảm xúc làm chủ bản thân thay vì lý trí
Bạn sử dụng cảm xúc làm nền tảng cho sự thật nhưng bạn có biết rằng cảm xúc chỉ phản ánh suy nghĩ và niềm tin của bạn. Nếu chúng bị bóp méo (trong nhiều trường hợp), cảm xúc của bạn sẽ mất đi sự chính xác của chúng.
Ví dụ bạn nói rằng: “Tôi cảm thấy sụp đổ và sống trong vô vọng, tôi chắc chắn không thể giải quyết vấn đề”, thì bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Khi bạn bắt tay vào làm việc đó, sự sợ hãi khiến bạn không thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Hoặc bạn luôn suy nghĩ thấy mình thật kém cỏi, làm gì cũng thất bại thì bạn không có tâm trạng để làm việc, suốt ngày bạn nằm ngây trên giường, không muốn làm gì cả. Và cuối cùng bạn thất bại không phải do năng lực của bạn không đủ, mà vì chính những suy nghĩ mang tính cảm xúc này.
Vì vậy, hãy thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, rồi bạn cũng sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề.
3. Phóng đại lỗi lầm của bản thân
Một cái bẫy khác mà bạn có thể mắc phải đó là bạn phóng đại sự thật một cách không cân xứng. Ai cũng có thể đã từng nói rằng: “Tôi thực sự đã phạm sai lầm này và điều này quá khủng khiếp”. Điều này cho thấy bạn quá khắt khe và phóng đại lỗi lầm của mình lên thay vì rút kinh nghiệm cho lần sau.
Bạn tự ti và luôn lo sợ vì mình không hoàn hảo, sau đó bạn sẽ thổi phồng tầm quan trọng của người khác, thế nhưng bạn đã quên rằng trên đời này không ai là hoàn hảo cả, điều quan trọng là luôn cố gắng hoàn thành công việc, biết mình sai ở đâu và sửa sai chứ không phải là phóng đại sai lầm và rồi sợ hãi chúng.
Có người nói sai lầm làm họ bị hủy hoại danh tiếng của họ. Khi bạn thốt nên những lời như thế này, thì bạn đang nhìn vào những sai lầm của chính mình và tự giày vò chính bạn. Tình trạng này cũng có thể được gọi là “thảm khốc” bởi vì bạn coi một sự việc tiêu cực như một con quái vật khổng lồ.