Su hào là "thần dược" mùa đông nhưng ăn sai cách sẽ rước cả tỷ bệnh vào thân

( PHUNUTODAY ) - Su hào tính mát, vị ngọt hơi đắng, có nhiều công dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi dùng sai cách sẽ làm tổn hại cho sức khỏe.

Ăn sống su hào

Su hào có tính mát, khi ăn sống dễ gây ra đau bụng với những người có đường tiêu hóa không tốt, người bị bệnh dạ dày và trẻ nhỏ.

Những nhóm người này nên hạn chế ăn su hào sống kể cả món nộm su hào.

Người bị bệnh tuyến giáp

Sư hào chứa goitrogens - một chất thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ... Chất này có thể gây ra tình trạng sưng tuyến giáp. Do đó, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế ăn thực phẩm có goitrogens, trong đó có su hào.

Ăn nhiều su hào gây hư tổn khí huyết

Ăn nhiều su hào sẽ gây hư tổn khí huyết trong cơ thể. Theo Đông y, su hào tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Loại củ này thường được dùng để chữa các chứng tiểu đục, đi ngoài ra máu, tùy hư hỏa vượng...

Tuy nhiên su hào bởi nó có thể giải độc, lợi tiểu, ăn nhiều sẽ làm quá trình thanh lọc diễn ra mạnh khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.

Một số công dụng đối với sức khỏe của củ su hào

Lên nhọt độc không rõ nguyên nhân: Ép nước su hào tươi và uống. Phần bã đắp lên chỗ bị mọc nhọt sẽ giúp giảm đau. 

Giảm cân: Sua hào chứa nhiều nước, chất sơ nhưng lại ít chất béo và không có cholesterol nên thích hợp với những người thừa cân, muốn giảm cân. Nếu muốn duy trì cân nặng, giảm cân, bạn nên ăn su hòa luộc, hạn chế các món ngâm muối, xào.

Chữa đờm tích trong họng, giúp long đờm: Lấy lá su hào rửa sạch sau đó nấu với dầu vừng và ăn sẽ giúp long đờm, giảm khó chịu ở họng.

Chữa miệng khô, khát nước: Su hào gọt vỏ và giã nát, cho thêm đường và nước đun sôi, uống.

Tác giả:

Tin nên đọc