Sư tử đá nghìn tuổi độc đáo nhất Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - Có lịch sử hình thành từ thế kỷ 11, chùa Hương Lãng (thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm) là nơi lưu giữ nhiều di vật thời Lý đặc sắc, trong đó có tượng sư tử đá cổ xưa và đặc sắc bậc nhất Việt Nam.

Chùa Hương Lãng còn có tên là chùa Lạng (tên chữ Viên Giác tự), tương truyền cũng được vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan cho xây dựng cùng thời với chùa Bà Tấm. Toàn bộ những công trình kiến trúc cổ đã không còn bởi bị giặc Pháp phá sạch vào những năm giữa thế kỷ XX. Ngôi chùa hiện tại được phục dựng trong thời gian gần đây. Tuy vậy, chùa ngày nay cũng còn lưu giữ được một số di vật thời Lý, trong đó có 2 sư tử đá vốn xưa kia tọa lạc ở chính giữa thượng điện chùa cổ xưa. Mình sư tử đội một tòa sen lớn gồm hai tầng cánh, dày tới  0,3m, đường kính có thể rộng tới 2m. Tòa sen này bị vỡ, chỉ còn lại một mảnh lớn trên mình sư tử. 

 Chùa Hương Lãng

 Tọa lạc trên một thế đất đẹp, kiến ngôi chùa có kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Bao gồm, cổng tam quan với ba lối vào, bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Chùa được chia thành ba cấp, cấp thứ ba là khu chính. Nơi đây, là một khu gồm nhà tăng, nhà hội đồng, phật điện.

  Tượng ông Sấm điển hình của nghệ thuật điêu khắc thời Lý

Chùa còn lưu giữ nhiều di vật thời Lý rất độc đáo và đặc sắc như tượng sấu đá nằm xung quanh chùa và tượng sư tử đá, hay còn gọi là tượng ông Sấm. Tượng ông Sấm là điển hình của nghệ thuật điêu khắc thời Lý, được tạo bằng phiến đá lớn, dùng làm bệ cho một pho tượng nào đó, nay không còn nữa.

Có thể nói, Ông Sấm của chùa Hương Lãng là minh chứng cho một thời kỳ thịnh trị của nhà Lý, một trong những triều đại đạt được nhiều thành tựu huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam. 

Thân sư tử hạn chế chiều cao, hai đầu của phiến đá, chạm khắc thành hình đầu và phía sau của con sư tử. Mặt sư tử tạo tác dũng mãnh, mũi to căng tròn, cặp mắt lồi to, vầng trán cao có u tròn chạm nổi chữ Vương, bờm chạy xuống diềm chân với hoa văn xoắn ốc, cổ đeo lục lạc, miệng há rộng bằng chiều ngang của đầu, trong miệng ngậm một hòn ngọc lớn.

 Có thể nói, Ông Sấm của chùa Hương Lãng là minh chứng cho một thời kỳ thịnh trị của nhà Lý, một trong những triều đại đạt được nhiều thành tựu huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Toàn thân sư tử phủ một thảm hoa văn điêu khắc dày vô cung tinh tế tạo thêm vẻ uy nghi đồng thời mang đậm chất trí tuệ và tôn giáo.

 

Ngoài bệ đá sư tử, chùa Hương Lãng còn có mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng và chồn, hoa cúc dây. Bốn cột đá vuông góc đỡ các xà bằng đá của công trình trước đây và nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh sen và hoa cúc. Hiện, ngôi chùa còn lưu giữ một tấm bia bằng đá, ghi lại việc trùng tu chùa vào thế kỷ 16.

 Phía sau Ông Sấm được thể hiện căng tròn với chiếc đuôi cuộn xoắn ốc, trang trí dày đặc hoa văn.

Bàn tay của nghệ nhân xưa đã tạo tác hình tượng tuyệt mỹ, cái đẹp ở đây không chỉ ở trong bản phác thảo tài tình, mà còn ở trong hình khối vừa đồ sộ, vừa bề thế, thể hiện rõ tính dũng cảm và sức mạnh.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang

Tin mới nhất