Tại sao cả phi công và tiếp viên đều thích bay đêm hơn?

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết rằng, thay vì muốn hoàn thành công việc trong ban ngày để có thể nghỉ ngơi vào ban đêm như hầu hết tiếp viên và phi công lại thích bay đêm hơn?

Công việc của phi công và tiếp viên hàng không đầy áp lực: phải chịu đựng những chuyến bay dài, ít có thời gian dành cho gia đình hay cuộc sống riêng tư; sức khỏe bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về áp suất, múi giờ… Tuy nhiên, nhiều phi công lại thích bay đêm hơn.

Vậy tại sao phi công lại thích bay đêm?

Nhiều người cho rằng việc quan sát khi bay vào ban đêm sẽ khó khăn hơn do thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, với phi công, việc này không phải là vấn đề bởi họ có thể điều hướng bằng các thiết bị.

Thực tế, việc điều hướng ban đêm dễ dàng hơn nhiều so với ban ngày. Trong ban ngày, khi chỉ dựa vào mắt thường, việc phát hiện ra máy bay trong lớp mây trắng là rất khó. Ngược lại, vào ban đêm, ánh sáng từ đèn tín hiệu nhấp nháy liên tục giúp phi công dễ dàng nhận biết máy bay ở các phía khác nhau. Đèn đường và đèn chỉ dẫn ở các sân bay cũng dễ dàng được nhìn thấy từ xa, giúp họ xác định phương hướng một cách dễ dàng.

Bên cạnh ánh sáng từ dưới mặt đất, các phi công còn có thể quan sát được nhiều hiện tượng thời tiết khác nhau - từ mây dông và sấm sét cho đến cực quang trên bầu trời - khi bay, giúp họ nhận biết được thời tiết xấu và chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra.


Hơn nữa, việc bay vào ban đêm cũng mang lại trải nghiệm tuyệt vời, tạo cảm giác thư giãn hơn khi có thể ngắm nhìn thành phố sáng đèn từ trên cao hay ngắm nhìn các vì sao.

Các phi công thích bay đêm cũng vì họ không phải chịu đựng ánh nắng chói lọi của ban ngày chiếu vào buồng lái, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn. Bầu trời vào ban đêm giúp tinh thần của họ thoải mái hơn.

Đối với các tiếp viên hàng không, ban đêm là thời gian mà hành khách nghỉ ngơi, do đó công việc của họ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn so với ban ngày.

Phi công ngủ thế nào trên chuyến bay?

Các phi công thường chỉ ngủ trong các chặng bay đường dài; tuy nhiên ở các chặng bay ngắn, họ cũng được phép nghỉ ngơi.

Việc ngủ nghỉ của phi công có thể được phân thành hai loại: Nghỉ ngơi có kiểm soát (controlled rest) và ngủ trên giường.

Khi nghỉ ngơi có kiểm soát, phi công được ngủ trong buồng lái. Còn với hình thức ngủ trên giường, họ được phép rời buồng lái đến khoang hành khách (ghế dành riêng cho phi công ở khoang hạng nhất hay hạng thương gia) hoặc nơi ngủ "bí mật" chuyên dành cho phi hành đoàn.

Đây là thông lệ và là tiêu chuẩn trong toàn ngành Hàng không, vì việc phi công nghỉ ngơi đã được chứng minh là giúp cải thiện an toàn bay, giúp họ có đủ sức khỏe và sự tỉnh táo để xử lý mọi tình huống trong suốt hành trình, cất cánh và hạ cánh an toàn.

Có những nguyên tắc được đặt ra khi phi công nghỉ ngơi trên chuyến bay. Chẳng hạn, việc nghỉ ngơi có kiểm soát phải được hai phi công cùng thảo luận và chỉ một người được ngủ, người kia phải thức. Khi nghỉ ngơi có kiểm soát, phi công ngủ trên ghế của mình, ghế phải được kéo lùi xa bộ điều khiển.

Tác giả: Mộc