Chuối là trái cây phổ biến trong đời sống Việt Nam. Cây chuối thường được trồng ở góc vườn,ít được chăm sóc nhưng năm nào cũng có quả ăn. Cây chuối gắn bó với người Việt không chỉ cho quả mà thân cây, lá chuối, dây chuối đều được tận dụng trong đời sống. Lá chuối tươi hay khô đều dùng được để gói bánh, gói xôi... Dây chuối khô để làm dây buộc. Thân chuối già cho chăn nuôi, thân chuối non để làm rau sống. Hoa chuối, củ chuối cũng là thực phẩm ngon...
Ngày nay các sản phẩm từ chuối trở nên đắt giá. Lá chuối bán ngoài chợ giá cao, thân chuối non, hoa chuối thành loại rau được ưa chuộng.
Tùy theo vùng miền mà có nhiều loại chuối khác nhau, phổ biến nhất là chuối tiêu còn gọi chuối lùn, chuối tây. Ngoài ra còn có chuối hột, chuối lá, chuối ngự, chuối sáp...
Trên toàn quốc thì phổ biến nhất là chuối tiêu và chuối tây.
Tại sao gọi chuối lùn?
Trong các loại chuối thì quả chuối tiêu, còn gọi chuối lùn lại là loại quả chuối có dáng dài to nhất. Chuối lùn quả thon, cong, vỏ mỏng. Vào mùa thu đông trời lạnh, chuối tiêu chín ngon nhất. Những trái chuối tiêu lúc này ngọt thơm. Nhiều quả lốm đốm trứng cuốc ăn càng ngon. Nhưng mùa hè thì chuối lùn lại hay bị vị chua, ruột nhanh mềm nhũn, vỏ không vàng mà hay bị màu xanh. Đó là lúc chuối lùn không ngon.
Những quả chuối lùn có thể dài gấp rưỡi quả chuối tây nhưng chiều ngang nhỏ hơn, và có thể dài gấp đôi hoặc hơn các loại chuối lá, chuối ngự, chuối sáp...
Mặc dù dáng hình quả to dài nhưng lại bị gọi chuối lùn. Điều đó khiến nhiều người ngạc nhiên, nhất là với những người không ở quê không nhìn thấy các cây chuối. Thực chất tên gọi lùn này là theo đặc điểm cây chứ không phải quả. So với các loại chuối mà phổ biến là chuối tây thì cây chuối lùn thực sự là lùn. Thân chuối lùn thường chỉ cao hơn mét (không tính phần lá vươn lên), khiêm tốt so với các giống chuối khác. Đặc biệt cây chuối lùn so với chiều cao của chuối tây và chuối hột thì đôi khi chỉ bằng nửa. Do đó cây chuối lùn được gọi theo dáng cây chứ không phải dáng quả nên mới có hiện tượng chuối lùn mà quả lại dài.
Tại sao gọi là chuối Tây?
Thởi xa xưa ở Việt Nam không có chuối Tây mà chúng được tiến cống du nhập từ nước ngoài về. Có nhiều nguồn tài liệu cho rằng chuối này là chuối do Thái Lan tiến cống. Thế nên chuối tây còn được gọi là chuối sứ (chuối đi sứ), chuối Xiêm (Xiêm là Thái Lan), chuối hương. Chữ Tây ở đây được cho là vì nó đến từ hướng tây.
Cây chuối Tây có đặc điểm thân hình cao hơn chuối lùn, lá màu xanh nhạt không xanh đậm như chuối lùn. Thân cũng xanh sáng không xanh đậm như chuối lùn. Quả chuối tây chiều ngang to nhưng chiều dài ngắn hơn chuối lùn. Chuối Tây ăn ngon vào mùa hè, khi mà chuối lùn không đủ độ ngon.
Chuối Tây chuối lùn là hai loại chuối rất phổ biến ở Việt Nam. Chuối Tây thì thịt cứng hơn. Thế nên khi cần dùng chuối xanh làm thực phẩm nấu ăn thì người ta sẽ dùng chuối lùn. Còn khi ăn chuối chín thì sẽ ưu tiên theo thời tiết theo mùa, mùa hè nắng nóng ưu tiên chuối tây, mùa lạnh ưu tiên chuối lùn.
Tác giả: An Nhiên
-
Rằm tháng 8 âm lịch: 3 con giáp làm gì cũng đỏ, giàu lên trông thấy
-
Lật lại vụ án Lệnh Phi: Ai là kẻ đứng sau màn kịch độc ác?
-
Chờ cuối tháng 10: 3 tuổi bội thu lộc khủng, 1 tuổi tha hồ rủng rỉnh đếm tiền
-
Ngày mai 11/9: 3 tuổi được Thần Tài sủng ái, không là tỷ phú cũng thành đại gia
-
Lịch âm hôm nay lịch vạn niên ngày 10/9, rất tốt cho cầu tài cầu lộc, nhớ hướng xuất hành này gặp may mắn