Tại sao con người khó có thể nhớ được tiền kiếp của mình?

( PHUNUTODAY ) - Đó là câu hỏi đã được loài người đặt ra từ lâu khi vấn đề luân hồi được nêu ra.

Hãy lắng nghe câu chuyện sau:

"Ở thị trấn Dương Đường, có ông Thân Thành Lượng, đời trước là một vị quan chủ tỉnh có lòng từ ái thương người, ai ai cũng kính trọng ông. Ông thường đến chùa Thọ bát quan trai để cầu phúc cho bá tánh. Ông thường cầu như sau:

– Tôi xin ăn bửa cơm thanh tịnh này. Trước, để gia đình tôi được bình yên. Sau, giúp cho nhân dân trong tỉnh của tôi được ấm no hạnh phúc.

Có một lần, vị quan này cầu thêm như sau:

– Nếu kiếp sau tôi được làm người trở lại, xin cho tôi được nhớ lại đời trước của tôi.

Người nào Thọ bát quan trai mà giữ đúng 8 giới qui định trong Vật lý này, thì những nguyện ước của mình sẽ được toại nguyện. Vị quan chủ tỉnh này khi Thọ bát quan trai, ông thực hành rất nghiêm chỉnh đúng theo qui luật Nhân quả Vật lý nơi Thế giới này.

Tuy ông là một vị quan có lòng từ ái, nhưng có lần ông bị vướng 1 lỗi như sau:

– Em vợ của ông phạm tội giết người, vì vợ ông van xin ông cứu giúp cho đứa em này, ông đồng ý bỏ qua, luật pháp là giết người phải đền mạng.

Tuy ông bỏ qua như vậy, nhưng cũng bồi thường thỏa đáng cho bên gia đình của người bị em vợ ông giết. Nhân thế việc này là phải, nhưng về Nhân quả thì không thể được.

Vì sao vậy?

Vì Nhân quả là luật bất di bất dịch nơi Thế giới Vật lý này. Cũng vì ông bỏ qua chuyện giết người này, nên khi ông hết tuổi thọ phải sanh vào gia tộc của người mà em vợ ông giết để trả quả.

Khi ông được sanh vào gia tộc này, tánh ông cũng rất hiền lành, nhưng không hiểu sao mà ai cũng ghét ông, xem ông như là kẻ thù. Một hôm, Như Lai đi qua đây, ông có đến ra mắt Như Lai và hỏi duyên cớ tại sao trong gia đình ai cũng ghét ông như vậy.

Tại sao con người khó có thể nhớ được tiền kiếp của mình? Ảnh minh họa. 

Như Lai không trả lời mà có lời khuyên ông:

– Ông cứ sống bình thản đi rồi có ngày sẽ qua. Ông không chịu, cứ năn nỉ Như Lai mãi.

Như Lai có nói:

– Nếu ông biết được đời trước của ông, thì ông không thể nào sống được đâu.

Ông không tin, nên cứ năn nỉ Như Lai.

Nên Như Lai nói:

– Ông năn nỉ Như Lai như vậy, nếu Như Lai nói cho ông biết, thì Như Lai phá vở qui luật Nhân quả Vật lý nơi Thế giới này. Nhưng đây cũng là bài học cho người nhiều đời sau, nên Như Lai cho ông biết, khi ông biết được rồi, thì mạng ông sẽ mất, nếu ông chịu Như Lai sẽ tạo điều kiện cho ông biết.

Ông ấy bằng lòng, nên Như Lai dùng ngón tay trỏ ấn vào Thiên nhãn của ông và nói:

– Đúng 30 ngày sau tự nhiên ông sẽ biết tất cả những gì mà đời trước của ông đã làm. Đúng 30 ngày sau, Thiên nhãn ông được mở ra, tự nhiên ông biết được tất cả những việc làm của ông đời trước.

Đời trước của ông làm phước rất nhiều, chỉ mắc phải một lỗi là tha mạng chết cho em vợ của ông. Vì ông biết được quá khứ đó, nên tự ông ăn bửa cơm Bát quan trai và nguyện được bỏ mạng, để trả nhân quả vì ông tha mạng sống cho em vợ của ông.

Thế là ông thực hiện có kết quả là ông tự chết."

Luật luân hồi quả báo quy định rõ ràng con người sẽ phải chuyển sinh qua nhiều kiếp và những gì họ phải trải qua như buồn đau khổ hận, tai nạn hoặc sung sướng hạnh phúc, giàu sang, đều do từ kết quả họ tạo ra từ kiếp trước.

Chỉ những bậc siêu phàm mới có khả năng nhớ lại tiền kiếp, còn loài người hầu như tất cả đều chìm đắm trong tăm tối mê mờ không thấy, không biết những gì đã xảy ra ở những tiền kiếp của mình.

Các nhà nghiên cứu về hiện tượng tâm thần như Freud, Jerome Kegan,... đều cho biết rằng tiềm thức là cái thâm sâu vi diệu nhất thuộc về lãnh vực tinh thần ở con người.

Họ cố gắng nghiên cứu tìm hiểu những vùng sâu thẳm của tiềm thức, vì kinh nghiệm cho thấy, qua giấc mơ nhiều người đã quay về thời kỳ ấu thơ của mình rất rõ ràng tự nhiên. Như thế rõ ràng là ở trong bộ não đã có những vùng giữ lại ký ức của mọi việc đã xảy ra từ lúc con người sinh ra.

Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng từ lúc con người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người ấy sống đến 100 tuổi đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười năng lực của bộ não.

Vậy còn chín phần kia vẫn chưa dùng tới là bởi nguyên nhân nào? Phải chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức, hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa.

Chỉ khi nào có được sự kích động, khêu gợi do nguyên động lực nào đo mà làm phát sinh như sự thôi miên chẳng hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang