Liệu có phải người càng biết "vay mượn" thì càng dễ trở nên giàu có hay không?
Justine Yifu Lin, cựu phó chủ tịch cấp cao và nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (WB), từng chia sẻ: “Ở Trung Quốc, người nghèo bận tiết kiệm tiền, còn người giàu bận đi vay.” Vậy tại sao ông lại nói như vậy, và đâu là lý do sâu xa đằng sau quan điểm này?
Một câu chuyện từng được kể như sau: Một chuyên gia tài chính cho mọi người xem một bức tranh, trong đó mô tả xã hội với 80% người nghèo và 20% người giàu. Trong số đó, 80% người nghèo chỉ sở hữu 20% tài sản thế giới, trong khi 20% người giàu nắm giữ 80% tài sản còn lại.
Người nghèo thường không dám chi tiêu thoải mái vì lo sợ, vì thế họ ưu tiên tiết kiệm tiền trong ngân hàng để bảo vệ giá trị tài sản và phòng ngừa rủi ro. Họ lo lắng về việc vay mượn, sợ rơi vào vòng xoáy nợ nần. Trong khi đó, người giàu không chỉ không gửi tiết kiệm mà còn vay mượn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Vậy lý do là gì?
Người giàu vay tiền từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Dù khoản nợ của họ tăng lên, nhưng thực tế họ sử dụng số tiền vay này để tạo ra thu nhập lớn hơn thông qua các mối quan hệ, nguồn lực, và mô hình kinh doanh. Vì vậy, khoản nợ này trở thành một công cụ sinh lợi, như một "đòn bẩy" giúp gia tăng tài sản.
Ngược lại, đa phần người nghèo chỉ có thu nhập từ lao động, rất ít thu nhập từ đầu tư tài sản và không có khoản nợ ngân hàng. Đối với họ, nợ nần là gánh nặng, vì nợ không thể giúp họ trở nên giàu có hơn, mà chỉ khiến họ thêm căng thẳng và mệt mỏi.
Quả thật, có người cho rằng nợ có thể giúp bạn giàu có hơn, và nợ càng nhiều thì càng dễ thành công. Tuy nhiên, nợ ở đây phải là "nợ lành mạnh". Quan điểm này phản ánh các quy luật vận hành của nền kinh tế và cũng chỉ ra sự khác biệt trong cách nghĩ của người giàu và người nghèo về các vấn đề tài chính.
Vì sao người giàu vay nợ?
Thực tế đã chứng minh rằng, nợ càng nhiều, người ta càng giàu có. Lý do có thể được tóm gọn trong ba điểm chính:
Thứ nhất, việc một số người giàu vay được số nợ lớn chứng tỏ họ rất có uy tín đối với các ngân hàng. Để vay được một khoản tiền lớn, họ phải có nền tảng tài chính vững mạnh, đủ khả năng trả nợ. Khi một tổ chức tài chính tin tưởng cho vay, các ngân hàng và tổ chức tài chính khác cũng sẽ đến và đề nghị vay thêm. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức tài chính khó tìm được khách hàng tiềm năng, vì vậy, nợ càng nhiều chứng minh khả năng tài chính của họ càng mạnh, làm các tổ chức tín dụng sẵn sàng cho họ vay.
Thứ hai, vay nợ thực sự là một cách đầu tư đòn bẩy. Ví dụ, một người có thể chỉ làm được dự án trị giá 100 triệu đồng, nhưng nếu vay thêm vốn, họ có thể thực hiện một dự án trị giá 1 tỷ đồng hoặc thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Khi đó, họ không chỉ mở rộng mối quan hệ mà còn có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin và cơ hội kinh doanh, giúp công việc ngày càng phát triển.
Thực tế, có nhiều người mong muốn không bao giờ phải vay mượn, nhưng nếu giữ tư duy này, sẽ rất khó làm giàu. Vì chỉ dựa vào tài chính và năng lực cá nhân, họ khó có thể tận dụng được hiệu quả của "đòn bẩy", khiến tài sản hiện có không thể phát triển nhanh chóng.
Cuối cùng, lạm phát có thể làm "loãng" các khoản nợ. Sức mua của đồng tiền không còn như trước, và nếu một doanh nghiệp thất bại, khoản nợ có thể bị giảm giá trị theo mức độ lạm phát. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp phát triển, việc trả nợ gốc và lãi không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Cảnh giác với việc vay nợ mù quáng
Mặc dù câu nói "càng vay nợ càng giàu" phổ biến, nhưng điều này chỉ đúng với một nhóm người nhất định. Không phải ai vay nhiều nợ cũng sẽ trở nên giàu có. Chính sự hiểu nhầm về việc vay nợ sẽ khiến nhiều người mù quáng vay nợ, dẫn đến những rủi ro và vấn nạn, như cho vay trực tuyến không kiểm soát. Một số người cố gắng vay để trả nợ chỗ này bằng khoản vay chỗ khác, cuối cùng sa vào vòng xoáy nợ nần.
Do đó, không nên quá đề cao những quan điểm chỉ phù hợp với một nhóm người nhất định, tránh khiến mọi người lầm tưởng và tạo ra nguy cơ nợ nần chồng chất. Theo khảo sát gần đây, 60% thanh niên dưới 35 tuổi ở Trung Quốc không có tiền tiết kiệm mà lại mắc nợ, từ vay thế chấp, mua xe, thẻ tín dụng đến các khoản vay trực tuyến.
Sử dụng tài chính một cách hiệu quả
Tài chính giống như một con dao hai lưỡi, nếu được sử dụng đúng cách, tài sản của một người có thể gia tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tài chính thực chất là quá trình lưu thông giá trị và lợi nhuận thông qua việc tái cấu trúc và kết hợp các nguồn lực sẵn có.
Nói một cách đơn giản, một đồng tiền trong tay bạn chỉ có giá trị bằng một đồng, nhưng khi kết hợp với các nguồn lực khác, giá trị của nó có thể được nhân lên. Đây chính là bản chất và vai trò của tài chính.
Có những người dù vay nợ và phải trả lãi, nhưng khoản tiền kiếm được từ khoản vay lại có thể vượt xa số tiền phải trả, tạo ra lợi nhuận. Những người này chính là ví dụ điển hình của việc "nợ càng nhiều càng giàu". Tuy nhiên, nếu vòng quay tài chính bị phá vỡ, nếu khoản vay chỉ được sử dụng vào tiêu dùng thay vì đầu tư, thì người vay sẽ mắc kẹt trong nợ nần, ngày càng khó thoát khỏi vòng xoáy tài chính tiêu cực.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Các cụ dặn dò: 'Trong nhà có 3 voi, thần ma không dám đụng vào', 3 voi là gì?
-
Các cụ xưa nói: 'Một người không vào chùa, hai người không nhìn giếng, ba người không ôm cây', vì sao lại thế?
-
Về già, người khôn ngoan không ăn chung với 3 kiểu người này
-
Một người càng đến 3 nơi này thì phước báu càng giảm, có khi mất hết sạch
-
Sống trên đời phải làm những việc này để tăng trưởng các phước huệ