Theo sử sách Trung Quốc, Triển Chiêu, tự Hùng Phi, là một nhân vật sống dưới thời Hoàng đế Tống Nhân Tông. Ông là một cấm vệ binh của triều đình, sát cánh cùng Phủ doãn Bao Công làm việc tại phủ Khai Phong ở Biện Kinh, kinh đô của Bắc Tống.
Dù là nhân vật có thật nhưng gần như không có tài liệu nào lưu lại hình ảnh của Triển Chiêu. Ông nổi tiếng nhiều hơn trong lĩnh vực văn hóa dân gian của Trung Quốc cũng như phim ảnh.
Triển Chiêu xuất thân giang hồ, có võ công cao cường, kiếm pháp bậc nhất vào thời bấy giờ. Ông được nhà vua phong là Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ (nên được gọi là Triển hộ vệ) và được đặt biệt danh là Ngự miêu.
Triển Chiêu cùng với Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ phò trợ cho Bao Công phá nhiều vụ án và cùng trở thành Khai Phong thất hiệp.
Vì sự chính trực, Bao Công đắc tội với không ít quan viên trong triều. Nhiều kẻ luôn tìm cách hãm hại ông. Nhờ sự bảo vệ của Triển Chiêu mà Bao Công nhiều lần thoát nạn. Thế nhưng Bao Công lo lắng rằng sau khi ông qua đời, Triển Chiêu sẽ trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Dù võ công cao cường nhưng lòng người hiểm ác, Triển Chiêu cũng khó có thể giữ được mạng sống.
Theo ghi chép của dân gian Trung Quốc, trước khi qua đời, Bao Công có lời căn dặn tới người hộ vệ của mình rằng: “Sau khi ta chết, ngươi không còn người che chở, chắc chắn khó tránh khỏi minh thương ám tiễn của nhóm người quyền quý. Bởi vậy, ngươi không nên tiếp tục ở lại trong cung, cần rời xa triều đình, quy ẩn điền viên mới có thể bảo toàn tính mạng”.
Bao Công cũng hiểu rõ Triển đại hiệp là người hành tẩu giang hồ nên yêu thích cuộc sống tự do, chốn quan trường nhiều mưu mô không phù hợp với Triển Chiêu. Sở dĩ Triển Chiêu làm quan và ở bên cạnh Bao Công là vì muốn bảo vệ vị quan này.
Vậy nên sau khi Bao Công qua đời, Triển Chiêu cũng không còn lý do để ở lại chốn quan trường. Vị đại hiệp này đã chọn cách lui về ở ẩn, sống theo cách mình muốn và sau đó, không còn ai biết rõ tung tích của ông.
Tác giả: Mộc
-
Tại sao sau khi "ân ái" cùng Hoàng đế: Phi tần phải nằm im "chịu đựng" để các thái giám đụng chạm cơ thể?
-
Thâm cung bí sử: Mỗi bữa ăn Hoàng đế được phục vụ cả trăm món nhưng không được ăn quá 3 miếng, tại sao?
-
Được Hoàng thượng thị tẩm xong, phi tần cần người dìu về cung, họ làm gì sau đó?
-
Thời cổ đại không có nội y, phụ nữ che "sự riêng tư" như thế nào? Có phải họ "thả rông" cho tiện không
-
Tại sao các phi tần nhà Thanh phải im lặng khi được "thị tẩm": Hóa ra vì quy tắc ngầm "oái oăm" này