Trứng là thực phẩm quen thuộc hầu như luôn có sẵn trong tủ lạnh của các gia đình. Trứng là một món ăn thông dụng, dễ chế biến không mất nhiều thời gian. Nhưng trên mạng xã hội cũng từng lan truyền thông tin trứng giả, trứng nhiễm khuẩn... khiến nhiều người hoang mang. Việc luộc trứng xong, bóc ra thấy lòng đỏ chuyển thành màu xanh đậm rất dễ gặp. Còn trứng đổi màu hồng thì ít gặp hơn nhưng không phải không có.
Tại sao trứng luộc chuyển màu hồng
Trên mạng xã hội từng lan truyền ảnh trứng có lòng đỏ chuyển sang màu hồng. Thực chất đây không phải là một "ma thuật" nào cả mà thường là do trứng có vi khuẩn Pseudomonas.
Vi khuẩn này còn có tên gọi khác là trực khuẩn mủ xanh gây ra nhiều bệnh và nhiễm trùng bệnh viện như viêm phổi , nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết (máu).
Thông thường vỏ trứng có kết cấu rất kín khó cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Vi khuẩn Pseudomonas thường có trong phân gà chứ không có trong quả trứng. Nhưng có lẽ do trứng bị một nguyên nhân nào đó như nứt vỏ, hoặc do rửa nước làm hỏng lớp vỏ chẳng hạn nên vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong và sinh sôi ở đó nên khi luộc thì sẽ chuyển màu hồng. Hiện tượng này không nguy hiểm nếu như trứng không có kèm dấu hiệu có mùi lạ.
Tại sao lòng đỏ trứng luộc chuyển màu xanh
Khi luộc trứng bạn chắc cũng đôi lần gặp hiện tượng lòng đỏ trứng có màu xanh? Đặc biệt với người thích ăn trứng luộc kỹ luộc chín thì thường xuyên thấy hiện tượng này. Hiện tượng lòng đỏ trứng chuyển màu xanh đậm này thì là do phản ứng của sắt và luộc quá lâu hoặc do hydro trong lòng trắng trứng kết hợp với lưu huỳnh trong lòng đỏ. Khi luộc càng lâu càng chín kỹ thì càng dễ xuất hiện màu xanh ở lòng đỏ trứng. Luộc càng lâu thì phần chuyển màu xanh càng nhiều.
Lưu ý bảo quản trứng để an toàn
Khi mua trứng bạn nên chú ý chọn những quả trứng mới, còn phấn ngoài vỏ, vỏ sần sùi. Trứng để càng lâu vỏ sẽ càng nhẵn.
Vỏ trứng xốp có tác dụng thông khí nhưng nếu bạn mang đi rửa có thể làm nước vào bên trong. Vì thế trước khi cất trứng bạn chỉ nên dùng khăn lau sạch lớp bẩn mà không nên rửa.
Trứng nên bảo quản trong tủ lạnh, ở ngăn trong không nên để cánh cửa tủ vì cánh tủ nhiệt không đảm bảo an toàn bảo quản trứng. Nếu bảo quản nhiệt độ thường có thể áp dụng mẹo các cụ xưa bọc trứng vào giấy báo hoặc đặt trong trấu để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Lưu ý khi chế biến trứng
Khi chế biến trứng, nên ăn chín, tránh ăn lòng đào loãng, trứng chần, nhất là với trứng đã để lâu, trứng không rõ nguồn gốc.
Khi chế biến, hãy đập từng quả trứng vào chén trước khi thêm vào bất cứ món ăn nào bạn đang nấu. Bằng cách đó, nếu vỏ bị vỡ và trứng bị hỏng sẽ không ảnh hưởng toàn bộ món ăn của mình.
Khi luộc trứng nên luộc trứng chín vừa cũng không nên chín kỹ quá sẽ không ngon.
Tác giả: An Nhiên
-
Qua Rằm Trung Thu: 3 tuổi Cầu Tài Đắc Tài - Cầu Lộc Đắc Lộc, tiền của tăng vù vù
-
Từ 17/9 - 27/9: 4 cung hoàng đạo đón đầu vận may, sự nghiệp “lên hương", tình duyên viên mãn
-
3 vị vua nào chỉ huy 3 trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng?
-
Tử vi ngày 17/9, con số may mắn, số đẹp mang lại tài lộc giàu có cho 12 cung hoàng đạo
-
13 ngày cuối cùng tháng 9 Dương: 3 tuổi Phật Tổ cho lộc, chẳng bon chen vẫn sung túc, thảnh thơi