Tâm sự của nạn nhân bị bóc lột, bạo hành khi xuất khẩu lao động tại Ả rập Xê Út

( PHUNUTODAY ) - Bên cạnh những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc thì khu vực Trung Đông được xem là điểm đến mới cho lao động Việt Nam.Tuy nhiên thời gian qua, chuyện lao động nữ bị chủ ngược đãi, đánh đập, thậm chí là quỵt lương, phải bỏ trốn đến cầu cứu Đại sứ quán lại trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Thời gian qua, một số lao động sang giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út phải làm việc trong điều kiện không giống hợp đồng đã ký trước khi đi, bị ngược đãi, bị lạm dụng sức lao động.Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), bình quân, mỗi năm có khoảng 4.000 lao động Việt Nam được đưa đi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả rập Xê út. Người lao động sang Ả rập Xê út chủ yếu làm việc chủ yếu trong các ngành nghề như: xây dựng, nhà máy, vận tải và giúp việc gia đình.

Một nạn nhân chia sẻ: 

"Từ những ngày đầu tiên vào nhà ông chủ giúp việc, tôi đã bắt đầu phải đối mặt với vô số chuyện rắc rối, khó xử, nếu không muốn nói là tủi nhục cùng cực. Thực sự, đó là khoảng thời gian kinh hoàng nhất trong cuộc đời của tôi. Cuộc sống không như tôi tưởng tượng".

Cảnh sống tập thể khổ cực của những người đi lao động ở nước ngoài (ảnh: nguoilaodong)

Được biết, trong hồ sơ đi xuất khẩu lao động, chị T. sẽ chỉ chịu trách nhiệm giúp việc nhà của một gia đình. Nhưng thực tế, những người con khác của họ cũng đến sai chị làm việc, vắt kiệt sức . Không chỉ vậy, từ ông cho tới cháu luôn tìm cách để cưỡng bức, ép chị quan hệ tình dục…

Tuy nhiên, sự khổ ải của chị T. vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong nhà chủ còn có 2 người cháu 14 tuổi và 16 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng cơ thể họ rất phát triển. Theo chị T, 2 cậu bé dù tuổi còn nhỏ nhưng trông bề ngoài đã như người trưởng thành. Trong những lần gia đình đi vắng, 2 người này đã thay nhau làm nhục chị.

Không những khổ cực về hoàn cảnh sống, họ thậm chí còn bị làm nhục nhiều lần mà không biết kêu ai (ảnh minh họa)

Để giải quyết tình trạng này, Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động đưa lao động gia đình sang Ả rập Xê út. Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Ả rập Xê út, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thắt chặt việc kiểm tra thẩm định hợp đồng cung ứng lao động trước khi đưa lao động sang làm việc, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở Ả rập Xê út, đặc biệt là lao động giúp việc gia đình và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm.

Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tăng cường giám sát công tác đào tạo và giáo dục định hướng cho lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Ả rập Xê út nhằm đảm bảo yêu cầu về trình độ tay nghề, đặc biệt người lao động phải được trang bị các kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện khí hậu, pháp luật... của Ả rập Xê út.

Tác giả: Phung Thu Thuy