Tất tần tật những điều cần phải biết khi cúng gia tiên ngày Tết
Trong lễ cúng gia tiên vào ngày tết âm lịch sẽ có những lưu ý cũng như những điều bạn không thể quên. Vậy đó là những chú ý gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nào!
Tất tần tật những điều cần phải biết khi cúng gia tiên ngày Tết
Đối với bàn thờ tổ tiên
+ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.
+ Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước.
+ Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
Một số lưu ý trong ngày tết:
+ Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).
+ Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã.
+ Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ... Sau khi tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi làhoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng.
Lớp trong của bàn thờ
+ Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
+ Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
+ Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng. Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ...
• Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.
Lớp ngoài của bàn thờ
+ Hương án thật cao. Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt
cao để đặt hương vòng.
+ Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ. Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng 2 con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.
Lưu ý khi thắp hương
+ Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,... mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,... Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên(người dương thắp cho người âm).
+ Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây Hỏa hoạn.
Tất tần tật những điều cần phải biết khi cúng gia tiên ngày Tết
Văn cúng tất niên vào tết Đinh Dậu 2017
Kính lạy chư vị Tôn thần cai quản khu vực này!
- Kính cáo chư vị Cao Tằng Tổ khảo; Cao Tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhân họ...........(ghi họ chủ nhà)
Hôm nay Ngày…..........tháng…...........năm…..............(âm lịch và dương lịch)
Tức là năm thứ...............................…nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Trưởng nam (hoặc Hậu thế) là…......................
Hiện ở tại:..........................................................................
Vâng lệnh (kể tên bậc bề trên còn sống) cùng toàn gia kính bái.(Không có người bề trên, bỏ câu này)
(Chủ lễ và mọi người bái ba bái)
Kính cẩn thưa rằng:
Ba mươi Tết, mọi người mong đợi
Tết cổ truyền, năm mới gần sang
Giờ là lúc ngày cùng tháng kiệt.
Đông qua rồi, Xuân lại tiếp trang
Phấn khởi đón Xuân sang
Vui mừng chờ Tết đến
Gia tiên tiền tổ đã sum vầy
Dòng tộc họ ta về đông đủ
Cả con cháu chung vui họp mặt
Sau một năm cách trở muôn nơi
Hồ hởi rạng ngời hớn hở
Thỏa lòng mong đợi bấy nay
Về lại cội nguồn
Như mạch suối tuôn dòng sữa mẹ
Ngưỡng vọng Tổ tiên
Tiếp thêm sức mạnh trên đường đời.
Trình thưa:
Năm mới đã gần sang.
Lúc này: Chiều (hoặc Trưa) ba mươi Tết.
Lòng thành xin cung kính.
Được sửa lễ tất niên.
(Kể các thứ cúng)
..................................................
Hương hoa đèn nến
Quả phẩm kim ngân
Xôi gà bánh trái
Rượu nước hương vàng
Trầu cau hoa quả
Đầy đủ cỗ bàn
Thành kính dâng lên
Thỉnh mời hâm hưởng
Gia tiên chứng lòng thành lễ bạc
Toàn cháu con truy niệm tiền ân.
Cuối năm cáo tế.
Kính thỉnh gia tiên.
Cùng về hưởng lễ.
Cháu con phụng thờ.
Lạy xin
Tổ tiên linh hiển.
Phù hộ toàn gia.
Lớn bé trẻ già.
Bước sang năm mới
Ngũ phúc lâm môn
An khang Thịnh vượng
Cẩn cáo.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Những câu niệm cần phải biết khi đi chùa ngày Tết để luôn may mắn, bình an cả năm
-
Bài văn khấn ông Công, ông Táo chuẩn nhất, mới nhất cho ngày 23 tháng chạp năm 2016
-
Bài văn khấn, mâm cỗ mặn đầy đủ cúng ông Công, ông Táo phổ biến nhất
-
Ngày Rằm: Văn khấn gia thần cầu BÌNH AN cho gia đình
-
Đến chùa cúng, sắm lễ khấn thế nào để “mọi việc như ý nguyện“?