Tay chân miệng lại "tái xuất", độ tuổi nào dễ mắc bệnh này nhất?

( PHUNUTODAY ) - Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Cứ vài năm lại xảy ra một đợt bùng phát ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh này có thể lây từ người bệnh sang người khỏe qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dụng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.

Biểu hiện thường gặp của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

Tại Việt nam, bệnh này thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra với các bé dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì triệu chứng càng nghiêm trọng.

Tất cả những ai chưa từng mắc bệnh này đều có nguy cơ bị lây nhiễm khi tiếp túc với các đồ dùng, dụng cụ, bề mặt có chứa virus gây bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng có các biểu hiện như sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

Trẻ có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn nên nguy cơ bị lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn. Người lớn có hệ miễn dịch tốt hơn nhưng trường hợp thanh thiếu niên, người trưởng thành nhiễm virus không phải là hiếm.

Một người có thể nhiễm bệnh này nhiều lần. Nguyên nhân là do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo kháng thể cho một loại virus. Dù đã từng bị tay chân miệng nhưng nếu nhiễm virus khác cũng thuộc nhóm Enterovirus người bệnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh trở lại.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

Cách phòng tránh hữu hiệu nhất hiện nay là thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi, làm sạch môi trường sống... Trẻ cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh, tổ chức cách ly và điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh để lây cho các trẻ khác.

Trẻ bị bệnh cần được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh và đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm.

Tác giả:

Tin nên đọc