Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng của người dân Việt Nam. Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây, người dân phải đổi sang CCCD để tránh gặp phải rắc rối cũng như bị mất tiền nộp phạt.
Trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip
Luật Căn cước công dân (CCCD) đã nêu rõ, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Đây là loại giấy tờ tùy thân có vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân. Theo quy định hiện hành, các trường hợp sau đây buộc phải làm CCCD dân bao gồm:
– Người đủ 14 tuổi: Theo Điều 19 Luật CCCD, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD. Vì thế, khi đủ 14 tuổi thì người dân cần làm CCCD.
– 07 trường hợp buộc phải xin cấp đổi hoặc cấp lại CCCD (theo điều 23, Luật CCCD):
+ Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;
+ Bị mất thẻ CCCD;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
– 06 trường hợp người dân phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chip (theo Điều 5 Nghị định 05/1999):
+ CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp
+ CMND hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
+ Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
+ Bị mất CMND.
Hiện nay, Bộ Công an chỉ cấp CCCD theo mẫu mới là loại gắn chip. Như vậy, công dân đã có CMND hoặc thẻ CCCD mã vạch khi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại sẽ phải chuyển sang thẻ CCCD gắn chip.
Mức phạt nếu không đổi CCCD gắn chip trong những trường hợp trên
Điều 10 Nghị định 144/2021 có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong việc vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng CMND hoặc thẻ CCCD. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, không đổi CCCD gắn chip trong trường hợp trên có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Những trường hợp công dân được cấp CMND, CCCD gắn mã vạch mà vẫn còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì người dân vẫn có thể sử dụng thẻ cũ bình thường cho đến khi hết hạn. Tuy vậy, người dân nên đi làm thẻ CCCD gắn chip để đảm bảo quyền lợi của mình và đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
Căn cước công dân gắn chip có định vị không?
CCCD có tính chất thuận tiện và ưu việt như:
- Có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân;
- Có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ;
- Phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo;
- Khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch;
- Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính;
- Chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Năm 2023: Chỉ duy nhất trường hợp này bị thu hồi thẻ CCCD gắn chip người dân nên biết để không mất quyền lợi
-
Kể từ 9/2023: Ai còn giữ CMND cũ trong khi đã có CCCD gắn chip nhớ rõ 5 điều này kẻo bị phạt
-
Đối tượng duy nhất được cấp CCCD gắn chip vô thời hạn
-
Bỗng dưng nhận thông báo vay nợ do bị lộ thông tin CMND/CCCD gắn chip, xử lý thế nào?
-
Người sinh trúng 3 năm này bắt buộc đổi CCCD gắn chip trong năm 2024 để không bị phạt