Tháo chạy khỏi hổ dữ, lữ khách lại ch.ết vì vài giọt mật ong: Lời cảnh tỉnh sâu sắc cho chúng ta

( PHUNUTODAY ) - Nếu có điều gì đó hủy hoại con người nhanh nhất thì đó chính là dục vọng.

Vào một ngày cuối thu, trời se lạnh, lá khô rơi đầy, có một lữ khách vội vã trở về nhà. Bất chợt, nhận thấy những vật màu trắng rải rác trên đường, nhìn kỹ thì đó là xương người. Một cảm giác rờn rợn dâng lên: "Vì sao lại có xương người ở chốn này?", anh ta tiếp tục rảo bước.

Và đột nhiên một con hổ lớn xuất hiện, gầm vang. Lữ khách sững sờ, đứng như chôn chân tại chỗ, một ý nghĩ thoáng qua trong đầu: "Hoá ra đống xương vừa nãy là của những người xấu số bị con hổ này ăn thịt".

Rồi anh ta cắm đầu chạy thục mạng, quên cả đường và thấy mình đứng trước một vực sâu với vách đá dựng đứng. Dưới vực là biển cuộn sóng dữ dội, đằng sau là con hổ đang phóng tới. Tiến thoái lưỡng nan, lữ khách vội leo lên và bám chặt vào một cây thông mọc trơ trọi trên vách đá.

Nhưng con hổ cũng vươn móng vuốt định trèo lên cây thông. Anh ta chợt nghĩ thế là hết thì nhìn thấy trước mắt một sợi dây mây quấn quanh cây thông nên vội vàng lần theo sợi dây mây tụt xuống.

Tới giữa chừng, lữ khách lơ lửng trong không trung, bên trên là con hổ đang liếm mép nhìn trừng trừng, còn bên dưới là vực sâu có ba con rồng ba màu, xanh - đen - đỏ, quẫy lộn trong sóng biển dữ dội chờ kẻ xấu số rơi xuống.

Không những thế, lại có tiếng kêu "chít chít" đâu đó, ngước lên thì thấy một đàn chuột đen trắng đang gặm gốc dây mây. Sẽ chẳng mấy chốc dây mây đứt và anh ta sẽ rơi thẳng vào những cái miệng há hoác của lũ rồng bên dưới.

Trong tình cảnh kẹt cứng, gắng đung đưa người để đuổi lũ chuột thì bất chợt cảm thấy có một thứ gì dinh dính rơi xuống má, anh ta lấy ngón tay quệt lên má và liếm thử, hoá ra là mật ong. Có một tổ ong ở gốc cây mây nên mỗi lần cây mây đong đưa thì những giọt mật nhỏ xuống.

Anh ta bị thu hút bởi vị ngọt ngào của mật ong và quên hẳn tình trạng ngàn cân treo sợi tóc của mình. Anh ta lấy hết sức lắc dây mây để hứng những giọt mật.

Câu chuyện này được Đức Phật kể lại cho thính chúng khi thuyết giảng về dục vọng của con người, khi vướng vào lòng tham, dù chết đến nơi vẫn thèm khát chút mật ngọt. 

Đại văn hào Nga Lev Tolstoi khi đọc câu chuyện này, ông sửng sốt kêu lên: "Không thấy câu chuyện nào viết về dục vọng của con người sâu sắc như vậy". Quả thật, để diễn tả dục vọng từ bản chất sâu thẳm của con người thì không có câu chuyện nào hay hơn câu chuyện này.   

Nhân đây cũng xin nói thêm là con hổ tượng trưng cho chết chóc và bệnh tật, cây thông tượng trưng cho tài sản, địa vị và danh vọng trên thế gian, những con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm biểu tượng về thời gian.

Mặc dù bị cái chết đe dọa và chỉ có một sợi dây leo mong manh để bấu víu, vậy mà con người vẫn không từ bỏ lòng tham.

Sợi dây leo đó bị mài mòn theo thời gian và chúng ta cũng già đi theo năm tháng, đến gần với cái chết - điều mà con người luôn trốn tránh.

Dù phải đánh đổi sinh mạng và rút ngắn tuổi thọ thì con người vẫn chọn mật ngọt.

Dục vọng nằm dưới đáy sâu tâm hồn, thường xuyên gặm nhấm trí não chúng ta và làm sai lệch con đường chúng ta đi trong cuộc đời. Bị dục vọng thống trị đến mức khổ sở như vậy nhưng con người vẫn không thể từ bỏ. Đó là thực tướng của kiếp người.

Có thể từ bỏ "tam độc" cám dỗ và làm hư hỏng con người được không?

 "Mật" tượng trưng cho những khoái lạc cám dỗ. Những con rồng đợi dưới vực sâu là những hiểm họa do tâm hư cấu. 

Có thể nói, mật ngọt và những con rồng là phản ánh dục vọng và "tà tâm" mà con người ấp ủ. Rồng đỏ tượng trưng cho "sân", rồng đen tượng trưng cho "tham" và rồng xanh tượng trưng cho "si".

Phật giáo gọi ba loại tật xấu này là "tam độc", là những nguyên nhân làm hủy hoại tâm hồn con người.

Trong nhiều tật xấu thì tam độc, tham - sân - si, là nguồn gốc của khổ đau và là độc tố bám sâu trong lòng người. Con người muốn tránh nó cũng không tránh được, muốn rũ bỏ nó cũng không rũ bỏ được. 

Giữa cuộc sống giàu sang, đây chính là thứ con người đang thiếu, rất cần phải bồi đắp!

Trong thời đại ngày nay, đằng sau sự sung túc giầu có về vật chất thì tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, tinh thần trống rỗng. Nhất là "lòng biết ơn" – một trong sáu điều răn của Phật - ngày một phai nhạt.

Tôi cho rằng chính trong thời đại vật chất đầy đủ, cuộc sống sung túc này, chúng ta cần xem lại vấn đề "tri túc" và tấm lòng biết ơn đối với sự sống. Thời tôi còn trẻ và xã hội vẫn còn nghèo khó thì tôi nghĩ rằng đức tính quan trọng nhất của con người là sự trung thực.

Trung thực trong công việc, trung thực đối với cuộc đời trong khả năng của mình. Sống nghiêm túc, không buông thả. Làm việc hết mình, không xao nhãng.

Cách sống và tinh thần làm việc như thế đã ngấm vào máu thịt nhiều người, không phải là điều kỳ lạ hay khác biệt mà là cách sống phổ biến của người Nhật trong thời kỳ nghèo khó. Và đó cũng là vẻ đẹp tinh thần được tất cả ngưỡng mộ và muốn noi theo.

Thế rồi Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng cao, xã hội phồn thịnh thanh bình. Khi công việc kinh doanh của Công ty Kyocera đi vào quỹ đạo, mở rộng quy mô thì có một suy nghĩ chiếm vị trí quan trọng trong đầu óc tôi. Đó là "lòng biết ơn".

Suy nghĩ "biết ơn" đối với những ân huệ nhận được từ những nỗ lực trung thực dâng trào tự nhiên trong tôi. 

Qua quá trình lặp đi lặp lại những trải nghiệm như vậy, "lòng biết ơn" dần dần hình thành và trở nên một đức tính căn bản trong cuộc sống con người, giống như "trung - hiếu - nhân - nghĩa - lễ - trí - tín".

Nhìn lại bản thân, tôi thấy lòng biết ơn như một mạch nước ngầm chảy trong cội nguồn quan niệm đạo đức của tôi. Trải nghiệm thời thơ ấu mà tôi kể dưới đây có tác dụng sâu sắc trong việc hình thành lòng biết ơn của tôi.

Tác giả: Minh Ngọc