1. Những dấu hiệu cho thấy đũa ăn nhiễm độc
Đũa đã có vết nứt, khe rãnh
Bất kể loại đũa nào, nếu có dấu hiệu trầy xước, vết nứt… đều khiến vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy không nên tiếp tục sử dụng.
Đũa nham nhở, đổi màu
Nhiều người sau khi rửa đũa không phơi khô hoặc để ráo nước đã đặt ngay vào tủ bát, đũa. Để đũa trong môi trường ẩm ướt trong một thời gian dài, rất dễ sinh sản vi khuẩn, khiến bề mặt đũa trở nên sậm hơn, gây mốc. Một khi đũa bị mốc, hàm lượng aflatoxin trong đó sẽ rất lớn, chất này gây tổn hại đến cơ thể.
Đũa nhựa bị biến dạng
Tương tự, đũa nhựa bị đổi màu, biến dạng cũng là dấu hiệu nhắc nhở các mẹ cần vứt bỏ ngay lập tức, bởi hầu hết đũa nhựa được làm từ melamine và formaldehyd. Đây là hai chất liệu khi gặp nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng bị phân hủy thành chất hóa học có hại, lúc này chúng dễ dàng ngấm vào thực phẩm và một khi chúng ta ăn vào thì hậu quả khôn lường
Đũa có mùi
Đũa đã được rủa sạch, nhưng ngửi vẫn thấy có mùi chua rõ ràng, điều đó có nghĩa là đũa đã bị nhiễm bẩn hoặc vượt quá thời gian sử dụng. Lúc này, vi khuẩn trên đũa phát triển rất nhiều. Nếu tiếp tục sử dụng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng cùng với thức ăn, điều này gây nguy hiểm lớn cho cơ thể.
2. Nên chọn loại đũa nào?
- Đũa tre và gỗ
Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, giá vừa phải, dễ sử dụng.
Nhược điểm: Dễ bị nứt, tích trữ bụi bẩn và vi khuẩn, nên được thay đổi thường xuyên.
- Đũa inox
Ưu điểm: Đẹp, nhẹ và dễ sử dụng, chống ăn mòn và không rỉ sét.
Nhược điểm: Đũa có tính dẫn nhiệt mạnh, dễ làm bỏng môi khi các món ăn nóng không phù hợp với người già và trẻ em.
- Đũa gốm
Ưu điểm: Đặc tính của gốm tương đối ổn định, vật liệu an toàn, hoa văn tinh xảo và trang trọng.
Nhược điểm: cảm giác nặng tay, giá thành cao, dễ gãy vỡ.
- Đũa nhựa
Ưu điểm: màu sắc tươi sáng, hình dạng độc đáo, trẻ em thích đũa nhựa.
Nhược điểm: Đũa nhựa dễ bị biến dạng sau khi được làm nóng, và có thể tạo ra các chất có hại cho cơ thể con người.
Tác giả: