Những nội dung trên thẻ Căn cước
Từ ngày 1/7/2024 Luật Căn cước có hiệu lực nên Việt Nam có giấy tờ tùy thân mới là Căn cước.
Điều 18, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định các nội dung trên thẻ Căn cước bao gồm:
- Thẻ căn cước có thông tin được in trên thẻ và bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
- . Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:
a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
c) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;
d) Ảnh khuôn mặt;
đ) Số định danh cá nhân;
e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
g) Ngày, tháng, năm sinh;
h) Giới tính;
i) Nơi đăng ký khai sinh;
k) Quốc tịch;
l) Nơi cư trú;
m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;
n) Nơi cấp: Bộ Công an.
- Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân, các thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều 9, khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 của Luật này.
Trong đó:
Thông tin từ khoản 1 tới khoản 18 Điều 9 gồm:
1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
2. Tên gọi khác.
3. Số định danh cá nhân.
4. Ngày, tháng, năm sinh.
5. Giới tính.
6. Nơi sinh.
7. Nơi đăng ký khai sinh.
8. Quê quán.
9. Dân tộc.
10. Tôn giáo.
11. Quốc tịch.
12. Nhóm máu.
13. Số chứng minh nhân dân 09 số.
14. Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.
15. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.
16. Nơi thường trú.
17. Nơi tạm trú.
18. Nơi ở hiện tại.
Thông tin khoản 2 Điều 15 là: Thông tin nhận dạng
Thông tin khoản 2 Điều 22 là: Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
Căn cước khác gì Căn cước công dân
Từ các thông tin có trong Căn cước chúng ta thấy Căn cước là giấy tờ đã gồm nhiều thông tin liên quan tới công dân hơn Căn cước công dân và hai loại giấy tờ này khác nhau ở những điểm như sau:
- Về tên gọi: Đây là sự khác biệt rõ ràng nhất. Thay vì dùng thẻ Căn cước công dân (CCCD) thì từ 01/7/2024, thống nhất sử dụng giấy tờ căn cước là thẻ Căn cước. Căn cước công dân thể hiện thông tin cơ bản về cá nhân còn Căn cước thể hiện nhiều thông tin hơn liên quan tới công dân.
- Về các nội dung in trên thẻ: Thông tin vân tay, đặc điểm nhận dạng trên thẻ Căn cước công dân trước đây đã bị bãi bỏ trên thẻ Căn cước và các thông tin này sẽ được thể hiện trong bộ phận lưu trữ hay chính là mã QR của thẻ Căn cước.
- Thay đổi một số thông tin: Quê quán đổi thành nơi đăng ký khai sinh để có độ chính xác cao hơn; thay vì thể hiện nơi thường trú thì thẻ Căn cước đã ghi nơi cư trú để thể hiện được trường hợp công dân không có nơi thường trú mà có thể là nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại.
- Bổ sung thêm thông tin về mống mắt, ADN, giọng nói trong thẻ Căn cước mà Căn cước công dân không có. Thông tin mống mắt là một trong các đặc trưng cơ bản của công dân, giúp phân biệt người này với người khác đồng thời giúp cho trường hợp không lấy được vân tay thì vẫn có đặc điểm khác để xác định tính danh của một cá nhân.
Có nên làm thẻ Căn cước khi Căn cước công dân vẫn còn hạn dùng?
Điều 46 của Luật Căn cước quy định:
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Như vậy Công dân tùy theo nhu cầu nếu cần cấp đổi sang Căn cước thì tới cơ quan Công an thực hiện. Còn nếu Căn cước công dân vẫn còn hạn dùng và không bị hỏng thì sẽ đươc dùng tới khi hết hạn .
Tác giả: An Nhiên
-
5 ngành học ít người chọn nhưng lương cao, cơ hội việc làm rộng mở, tương lai sáng
-
Từ 7/10/2024: Quy định mới về diện tích tách thửa đất ở Hà Nội, người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi
-
Dự báo thời tiết năm nay miền Bắc rét nhiều hơn, rét sớm hơn, người dân cần chuẩn bị tinh thần đón rét
-
Cùng đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, lương hưu của nữ được tính 45% nam giới 40%, vì sao?
-
Dự báo thời tiết: Không khí lạnh sắp tác động đến Bắc Bộ, có nơi trời rét dưới 16 độ C