Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về nhân thân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Thẻ căn cước công dân gắn chip lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.
Một số thông tin liên quan tới thẻ CCCD gắn chip trong năm 2024
Dự kiến có thêm Căn cước điện tử
Theo đó, trong nội dung dự thảo quy định Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử và mỗi công dân chỉ có một Căn cước điện tử.
Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện:
- Thủ tục hành chính, dịch vụ công
- Các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân;
Căn cước công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước vật lý.
Nếu người dân bị mất thẻ căn cước mà chưa thể thực hiện việc cấp lại thẻ, có thể thực hiện việc khai thác, sử dụng thông tin tích hợp qua căn cước điện tử.
Nội dung dự thảo luật Căn cước quy định rõ, thẻ căn cước điện tử cũng sẽ tích hợp các thông tin gồm:
- Thẻ BHYT
- Sổ BHXH - Giấy phép lái xe
- Giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận kết hôn
- Hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng quyết định.
Luật Căn cước công dân, Căn cước công dân, thay đổi về căn cước công dân, thủ tục làm căn cước công dân mới nhất.
Các thông tin tích hợp trên có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó.
Do vậy, khi công dân xuất trình thẻ Căn cước, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân hoặc thẻ Căn cước để kiểm tra thông tin của chủ thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Theo thông tin từ Bộ Công an thì việc sử dụng thẻ căn cước gắn chíp đã được tích hợp thêm thông tin khác là phương thức mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính, cũng như các giao dịch khác.
Việc khai thác thông tin trong thẻ Căn cước được phân cấp, phân quyền bảo đảm đối tượng khai thác chỉ được phép khai thác cụ thể khi thực hiện trong chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời phải được người dân đồng ý thông qua việc xác thực bằng quét vân tay, khuôn mặt trên thiết bị hoặc qua ứng dụng VNeID.
Nhiều đề xuất mới liên quan đến Căn cước công dân
Ngoài đề xuất bổ sung Căn cước điện tử, thì Luật Căn cước công dân mới còn đề xuất đổi cả tên gọi thẻ CCCD thành thẻ căn cước để tương tích với tên gọi mới của Luật là Luật Căn cước.
Thay đổi này giúp thể hiện đúng bản chất của thẻ là giấy tờ có chứa thông tin về Căn cước của người dân; phân biệt giữa người này với người khác; xác định danh tính trong thực hiện các giao dịch…
Ngoài ra, tên gọi mới của thẻ còn giúp bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế phải sửa đổi, bổ sung luật khi Việt Nam ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu.
Ngoài tên gọi, Bộ Công an cũng đề xuất nhiều điểm mới về nội dung trên mặt thẻ căn cước như:
- Lược bỏ dấu vân tay để tăng tính bảo mật.
- Dòng chữ "CĂN CƯỚC CÔNG DÂN" đổi thành "CĂN CƯỚC".
- "Quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh".
- "Nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú".
Theo Bộ Công an nơi đăng ký khai sinh là thông tin chính xác với bất cứ ai, có tính ổn định cao và thay thế cho quê quán, có tính chính xác thấp hơn. Song song đó, việc đổi nơi thường trú thành nơi cư trú sẽ đảm bảo quyền lợi cho người chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú vẫn được cấp thẻ Căn cước.
CCCD gắn chíp có thời hạn sử dụng ra sao?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật CCCD 2014, căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của luật này. CCCD gắn chip đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
CCCD gắn chíp tích hợp các thông tin cá nhân như: hộ khẩu, bảo hiểm, bằng lái xe, số CMND cũ,… mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhận dạng. Đây phiên bản tối ưu, hiện đại, nhiều tiện ích vượt trội hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Chính phủ.
Giống với CMND thì CCCD cũng có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thay vì CMND có giá trị sử dụng 15 năm thì CCCD lại có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới.
Cụ thể, Điều 21 Luật CCCD 2014 quy định về độ tuổi phải đổi thẻ CCCD. Theo đó, CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước những độ tuổi quy định trên thì vẫn còn giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, CCCD (CCCD mã vạch hay CCCD gắn chíp) đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Ví dụ: Chị K sinh ngày 18-10-2000, chị đi làm CCCD gắn chip năm 2021 (khi đó chị đang 21 tuổi) thì thẻ căn cước của chị có giá trị sử dụng đến ngày 18-10-2025 (khi chị đủ 25 tuổi) và chị phải đi đổi lại CCCD mới. Tuy nhiên, nếu chị K đi làm CCCD vào năm 2024 (khi đó chị đang 24 tuổi) thì thẻ căn cước của chị có giá trị sử dụng đến 18-10-2040 (khi chị đủ 40 tuổi).
Tác giả: Thạch Thảo
-
6 nghề lạ lùng với mức lương cao khiến nhiều người mơ ước: Đặc biệt vị trí thứ 2 nghe tên đã muốn "ói"
-
Kể từ tháng 11/2023: Người dân tham gia giao thông không cần mang theo 4 loại giấy tờ xe, chẳng lo bị phạt
-
Năm 2024: 6 trường hợp này bắt buộc phải thi lại Giấy phép lái xe, nếu không muốn CSGT xử phạt nặng
-
Sổ đỏ đồng sở hữu: Mua bán hoặc thế chấp vay ngân hàng cần những thủ tục gì?
-
Người lao động thuộc trường hợp này sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp