Thế giới phù thủy cổ xưa: Những bí mật còn bị che giấu

( PHUNUTODAY ) - Từ xa xưa, nhiều người cho rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ sẽ luôn làm hại đến cuộc sống của con người.

Người ta cho rằng buổi bình minh của văn minh nhân loại tràn ngập bởi ma thuật của các phù thủy, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin trời đất, ma quỷ. Đó là thời kỳ hoàng kim của các phù thủy.

Quyền năng phù thủy

Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Trong một tài liệu cách đây hàng trăm năm của một du khách người A-rập mô tả rất kỹ buổi hành lễ ở Trung Hoa. Trước đám đông người, một phù thủy dùng một quả cầu gỗ có buộc dây thừng và ném nó lên trời. Quả cầu bay cao và biến mất hút, chỉ còn sợi dây treo lơ lửng.

Bí ẩn phù thủy và những chuyện về phù thủy trên thế giới 

Phù thủy sai một cậu bé bám vào sợi dây để leo lên trời. Chỉ ít phút sau cậu bé cũng biến mất. Tộc trưởng suy nghĩ và nói một điều gì đó với phù thủy, lập tức phù thủy dùng dao cắt đứt dây, cắt rời từng phần cơ thể của cậu bé rơi xuống đất. Quang cảnh đẫm máu làm cho những người chứng kiến kinh hãi. Nhưng sau đó tộc trưởng lầm rầm khấn vái một điều gì đó, các bộ phận của cậu bé dính vào nhau và cậu ta sống lại như bình thường. Buổi hành lễ kết thúc trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến.

Những câu chuyện “rùng mình” về thế giới phù thủy

Năm 1785, bà Elly Kedward ở thị trấn Blair (Burkittsville, Maryland, Mỹ ngày nay) bị dân chúng đuổi vào rừng vì bị kết tội sử dụng ma thuật và bị vu là phù thủy. Kể từ đó, có nhiều đứa trẻ bị mất tích trong rừng và người ta đồn rằng, phù thủy này đã dụ dỗ chúng về sào huyệt, bắt vài đứa úp mặt vào tường rồi giết những đứa còn lại…

Năm 1824, có 11 nhân chứng thấy bé Eileen bị kéo xuống con lạch Tappy East bởi một sức mạnh vô hình. 13 ngày sau, con lạch bị ô nhiễm trầm trọng, dân làng phải di chuyển hết gia súc của mình ra khỏi vùng nước ô nhiễm.

 

Những cuộc săn lùng phù thủy

Ở châu Phi, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân. Họ thường hoạt động bí mật vào ban đêm và cũng không ý thức được các hành động của mình. Họ bị coi là một mối đe dọa đối với cộng đồng vì người ta cho rằng các tai họa như ốm đau, đói kém mất mùa, thiên tai là do các phù thủy gây ra theo yêu cầu của kẻ thù.

Tại Gana người ta làm một khu làng để giam giữ cách ly những người làm nghề phù thủy nhằm tránh tai họa.

Đặc biệt, ở châu Âu thời cổ đại, con người khi ấy còn đổ lỗi dịch bệnh, chết chóc là do phép thuật của phù thủy hại người. Những quan điểm sai lầm này đã dẫn tới các cuộc truy sát, hành hình, tra tấn những người bị coi là phù thủy hết sức dã man.

Tại Hà Lan cũng có trường dạy các pháp thuật phù thủy, sau khi tốt nghiệp các phù thủy sẽ được cấp chứng chỉ. Giá của khóa học khá đắt, lên tới hơn 2.000 euro. Một trong những yêu cầu của các phù thủy là không được dùng pháp thuật để hại người và phải tuân thủ theo pháp luật.

Các thầy phù thủy độc ác

Không phải tất cả thầy phù thủy đều có danh tiếng tốt như Abe no Seimei hay các thầy phù thủy Ai Cập trong truyện Westcar Papyrus.

Nhất là các thầy phù thủy xuất xứ từ những thế lực đen tối, như thánh Cyprian.

 Thánh Cyprian

Theo cuốn Truyền thuyết vàng (tập hợp tiểu sử các vị thánh). Thánh Cyprian là phù thủy ngoại đạo.

Để có được tình yêu trinh trắng gọi là Justina (yêu chính mình hoặc yêu người đàn ông tên là Acladius, thánh Cyprian phải nhờ đến ma quỷ.

Nhưng ma quỷ đã không tuân theo khi mụ ta ra dấu chữ thập và mụ nhận ra Chúa có sức mạnh hơn ma quỷ. Cyprian từ bỏ tội lỗi trước đây, đi theo Chúa, sau đó được phong Thánh.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang