Cua, ghẹ, không chỉ chứa hàm lượng canxi dồi dào mà còn rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thịt của ghẹ có chứa một lượng thủy ngân nhất định, tuy thấp nhưng phụ nữ mang thai cũng nên chú ý cần phải được sử dụng một cách điều độ. Thủy ngân được tìm thấy trong hải sản có thể có hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi và hệ thần kinh.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls. Đây là những chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, khi mang thai, chị em không nên ăn quá nhiều thịt cua.
Ngoài ra, nếu mẹ ăn phải những con cua, ghẹ đã chết hoặc bị nhiễm khuẩn cũng dễ gây ngộ độc, kích thích dấu hiệu chuyển dạ sinh non hoặc sảy thai. Đồng thời, những ký sinh trùng nguy hiểm có trong ghẹ như sán dây, sán lá gan, sán phổi… chưa được loại bỏ do nấu không chín khi vào cơ thể mẹ bầu cũng rất nguy hiểm.
Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, loại cua có lượng thủy ngân thấp nhất là cua vua. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thoải mái ăn các loại cua khác không quá 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 200gr thịt cua.
Bên cạnh đó, cua, ghẹ là loại hải sản dễ gây dị ứng. Nếu bà bầu có tiền sử mẫn cảm với thủy hải nên tránh loại thực phẩm này. Chỉ cần tiêu thụ 1 lượng nhỏ cũng có thể khiến những người mắc chứng dị ứng thủy hải sản bị nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở, hôn mê, tụt huyết áp, dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tác giả: