Thời cổ đại đêm động phòng hoa chúc, nếu phụ nữ không còn trong trắng sẽ phải chịu 3 điều đáng sợ này

( PHUNUTODAY ) - Việc giữ gìn trinh tiết với phụ nữ cổ đại là điều cực kỳ quan trọng, nếu bị phát hiện "không còn" trong đêm động phòng, phụ nữ sẽ phải chịu hình phạt đáng sợ.

Trong thời cổ đại Trung Quốc, chuyện hạnh phúc nhất đời người không gì bằng nắng hạn gặp mưa rào, tha hương gặp lại cố nhân, đêm động phòng hoa chúc hay lúc ghi tên lên bảng vàng đỗ đạt cao. Bất luận chuyện nào cũng đều là niềm vui lớn nhất đời người. Đặc biệt là đêm động phòng hoa chúc còn là chuyện nhất định phải làm của đời người, ai cũng phải trải qua. Thế nhưng, ở thời cổ đại, nếu như phu thê hai người trong đêm động phòng mà người phụ nữ không còn giữ được trinh tiết thì sẽ phải nhận 3 hình phạt này.

Mọi người đều biết thời cổ đại xưa kia chính là thời đại của nam tôn nữ ti, người phụ nữ trong thời đại ấy không có nhiều tiếng nói và giá trị, lại luôn phải phục tùng, dưới trướng đàn ông. Tất cả đều xuất phát từ tư tưởng ích kỷ của đàn ông, cho rằng địa vị của phụ nữ cả đời đều chỉ có thể giúp chồng dạy con, giữ đạo tam tòng tứ đức. Tất cả những hủ tục phong kiến đều mang đến cho phụ nữ rất nhiều sự bất công và tồn tại rất nhiều thứ dùng để đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ. Trong đó có việc tôn thờ trinh tiết là điều cực kỳ quan trọng.

Đối với người phụ nữ mà nói thì thứ quan trọng nhất trong đời họ chính là "Trinh tiết". Người đàn ông thời cổ đại đa số đều lấy chuyện cưới được người con gái còn trinh tiết làm chuyện vui. Hơn nữa, chuyện này không chỉ là một nghi lễ mà còn có quan hệ đến sự thịnh vượng của gia tộc cũng như tiêu chí cho cuộc sống sau này của mỗi cặp phu thê. Vì ở thời cổ đại khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên chỉ có một cách duy nhất kiểm nghiệm trinh tiết trong đêm tân hôn đó chính là mảnh vải trắng có nhuốm màu đỏ của máu người phụ nữ sau đêm động phòng hay không.

Buổi tối của đêm động phòng hoa chúc, trên giường của mỗi cặp tân lang tân nương sẽ trải một mảnh khăn tay bằng vải lụa trắng. Đến sáng ngày hôm sau đêm động phòng, nếu như trên mảnh vải xuất hiện một vết máu đỏ tươi thì người chồng có thể biết được người vợ mình cưới về có còn giữ được trinh tiết hay không. Chỉ cần nhìn thấy vết máu đỏ tươi ấy sẽ có thể khiến cho tất cả người nhà chồng cảm thấy cực kỳ hài lòng về đức hạnh của người tân nương được cưới về. Đồng thời họ còn cho rằng đó là điều vô cùng may mắn. Thế nhưng nếu như sau đêm tân hôn, chiếc khăn vẫn một màu trắng xóa thì người phụ nữ sẽ phải chịu một trong 3 loại hình phạt:

Loại thứ nhất: Bị thiêu sống

Quan niệm phổ biến trong phong tục của các gia tộc thời cổ đại rằng nếu như người khác biết được người phụ nữ trong gia tộc của mình là người con gái không còn trinh trước khi được gả vào nhà chồng thì người đứng đầu gia tộc còn gọi là tộc trưởng sẽ dò hỏi xem gian phu là ai. Đó chính là người đã cướp đi trinh tiết của người con gái trong gia tộc trước khi xuất giá rồi sau đó đem người con gái ấy đi thiêu sống. Tình huống này ở thời cổ đại cực kỳ phổ biến, quan phủ sẽ đối với chuyện này vì vậy mà cũng coi như chuyện thường tình, không hề truy cứu.

Loại thứ hai: Bị nhận thư bỏ vợ hay còn gọi là giấy hưu thê

Đầu tiên, người chồng khi phát hiện vợ mình cưới về không còn trinh tiết chắc chắn sẽ cực kỳ tức giận, thậm chí còn có thể đánh đập người phụ nữ để trút giận. Sau đó sẽ dùng mọi cách ép buộc người phụ nữ ấy phải nói ra được người đàn ông khiến họ bị cắm sừng. Bất luận là cuối cùng có hỏi được ra gian phu kia là ai đi chăng nữa thì kết cục của người phụ nữ ấy vẫn thê thảm. Của hồi môn sẽ nhanh chóng bị ném ra khỏi cửa, người phụ nữ sẽ bị đem đi diễu phố thị chúng cho người dân biết được đó là một người con gái trắc nết khiến cô gái ấy nửa đời sau cũng không ai thèm lấy.

Loại thứ ba: Nửa đời sau không nơi nương tựa

Có khi đằng trai sẽ ngại mất mặt nên không đem chuyện xấu nói ra bên ngoài mà giấu nó đi. Thế nhưng nó vẫn mang đến cho người vợ kết cục cực kỳ bất hạnh. Đầu tiên, cô nàng sẽ vĩnh viễn không bao giờ có được địa vị trong gia đình nhà chồng, luôn bị khinh miệt. Thậm chí còn không bằng một kẻ ăn người ở trong nhà, phải luôn đối mặt với việc bị khinh thường, phỉ báng của người nhà chồng. Nửa đời sau của người con gái ấy cơ bản sống trong tủi nhục, không nơi nương tựa, chịu sự đay nghiến cả đời vì không giữ được tiết hạnh.

Tác giả: Thạch Thảo