Thời cổ đại không có nội y, phụ nữ mặc gì để che giấu sự riêng tư? Họ "thả rông" để dễ hoạt động?

( PHUNUTODAY ) - Trong thời cổ đại, không có quần lót, vậy phụ nữ làm sao để che vùng kín, họ đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

Nội y giúp phụ nữ che giấu được sự riêng tư của bản thân. Trong thời cổ đại, không có quần lót, vậy phụ nữ làm sao để che vùng kín, họ đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

Phụ nữ cổ đại không mặc nội y?

Đồ lót, với tư cách là trang phục quan trọng để con người che giấu sự xấu hổ, là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại. Nhưng thời cổ đại, đồ lót vẫn chưa được phát minh, tổ tiên chúng ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

Theo Ancient Origins, khố có lẽ là dạng đồ lót cơ bản nhất trong thế giới cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm thấy tàn dư của những chiếc khố bằng da có niên đại 7.000 năm. Ở vùng khí hậu lạnh, khố được mặc bên trong trang phục và đóng vai trò như một món đồ lót. Tuy nhiên, tại những khu vực nắng nóng, người cổ đại thường cởi trần và đóng khố.

Ngoài chất liệu da, người cổ đại còn sử dụng sợi cây để may khố. Đồ lót bằng sợi cây không thể tồn tại trong thời gian dài. Bởi vậy, hiểu biết của các nhà khoa học về chúng chủ yếu dựa vào các hình vẽ minh họa hoặc ghi chép ở nhiều nơi.

Bằng chứng đầu tiên về đồ lót của phụ nữ cổ đại đến từ nền văn minh Minoan (2600-1450 trước Công nguyên) trên đảo Crete ở biển Địa Trung Hải. Trong những bức tranh của người Minos, phụ nữ được khắc họa với một băng vải trước ngực, gọi là apodesmos. Đây là loại đồ lót bằng len có thiết kế khá giống áo ngực hiện đại. Phụ nữ Minos quấn apodesmos quanh ngực nhưng lý do họ làm vậy vẫn còn là điều bí ẩn.

Một trang phụ rất giống áo lót cũng được phụ nữ La Mã cổ đại sử dụng, như minh họa trên một bức tranh khảm ở biệt thự Villa Romana del Casale tại Piazza Armerina, Sicily, Italy. Trong bức tranh này, những người phụ nữ đang chơi thể thao. Một người trong số họ đang nâng tạ tay trong khi một người phụ nữ khác chơi ném bóng. Trang phục của họ được mô tả rất giống bikini. Món đồ họ mặc ở phần trên cơ thể có tên strophium. Băng vải này là một dải vải bông hoặc vải lanh dài quấn quanh ngực. Mục đích sử dụng của chúng là để nâng đỡ ngực và có thể để nén chặt ngực. Ở La Mã cổ đại, phụ nữ có bộ ngực lớn bị coi là kém hấp dẫn. Do đó, strophium là một loại đồ lót thông thường trong đời sống hàng ngày.

Thực ra, phụ nữ thời cổ đại nói chung là không ra khỏi cửa trước, mỗi ngày đều ở nhà thêu thùa, học lễ nghĩa, lời nói và việc làm đều rất cẩn trọng, họ không không dám ra ngoài sợ không cẩn thận sẽ lộ vùng kín, là tội nặng đối với đạo đức của phụ nữ. Thời Đường các cô gái mặc váy, mặc áo choàng, nhưng đũng quần phải thoáng mát, mặc dù mùa đông có áo bông che người nhưng phần dưới vẫn trống, điều này chắc chắn là không đặc biệt thoải mái.

Thiết kế nội y qua các triều đại

Trong xã hội hiện đại, đồ lót kiểu dáng và chất liệu rất phong phú, không chỉ thiết thực mà còn rất đẹp, một số đồ lót còn có tác dụng định hình cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho nhu cầu ăn mặc của con người hiện đại. Ngày nay, chúng đã trở thành một công cụ tiếp thêm sự tự tin của người diện, tôn trọng tất cả những hình thể của phụ nữ và thay đổi hoàn toàn ý thức về sự hoàn hảo cũng như phá vỡ các tiêu chuẩn làm đẹp tiêu cực.

Dù là "thứ yếu" trong hàng may mặc, nhưng đồ lót nữ giới cũng mang nặng ảnh hưởng xã hội và sự hiểu biết của con người về cái đẹp trong các vương triều khác nhau thời phong kiến Trung Quốc.

Trước thời Hán, đồ lót gọi là "Xieyi". "Xie" trong tiếng Trung Quốc mang nghĩa phù du, phù phiếm thể hiện sự lảng tránh trong thái độ của người dùng với loại trang phục này.

Thời Hán, "Baofu" và "Xinyi" là kiểu đồ lót thông dụng nhất. "Baofu" là một miếng vải có dây buộc thắt chặt quanh bụng. "Xinyi" giống dạng áo chẽn không tay, cả hai loại này đều là đồ lót một mảnh, phơi toàn bộ tấm lưng ong của người dùng. Lụa mỏng là vật liệu chính để làm đồ lót thời Hán. Chỉ nhiều màu được sử dụng trong các nét thêu thùa với thiết kế hướng tới mời gọi ái tình.

"Liangdang" xuất hiện vào thời Ngụy và Kim. Loại trang phục này được cho do người ở phía bắc Trung Quốc truyền bá tới vùng đồng bằng trung tâm đại lục. Trong một bức bích họa khám phá ở khu lăng mộ thời Ngụy và Kim tại tỉnh Cam Túc, người ta thấy có hình ảnh nữ giới mặc "liangdang" dáng vuông. Vải thêu kim tuyến nhiều màu sắc là chất liệu chính dùng để làm đồ lót hai mảnh này, để có thể che được cả phần lưng và ngực.

"Hezi" chủ yếu dùng ở vương triều nhà Đường. Thời Đường chứng kiến sự hưng thịnh về kinh tế và một xã hội tương đối cởi mở, nên trang phục lót có nhiều thay đổi. Đây cũng là thời của thứ trang phục lót không dây gọi là "Hezi". Phụ nữ thời Đường thích mặc đồ lót với chất liệu vải trong có thể "lộ" vai, cổ và nửa trên đôi tuyết lê. Khuy được dùng thay cho dây buộc với loại vải co giãn, tạo hiệu ứng thị giác tốt hơn với ngực.

"Moxiong" thời Tống có xu thế bảo thủ hơn. Đồ lót một mảnh có thể che cả ngực và bụng. Trong các gia đình thông thường, "moxiong" hay dùng chất liệu cotton, phụ nữ nhà phong lưu có thể dùng lụa thêu thùa hoa lá. Một "moxiong" hai lớp làm bằng lụa mỏng, đã được tìm thấy trong khu mộ ở tỉnh Phúc Kiến.

Vào thời kỳ nhà Nguyên, đồ lót trở nên hấp dẫn hơn, từ tên gọi tới hình dáng. "Hehuanjin", tên gọi mang nghĩa gần gũi với ái tình, hoan lạc. Loại trang phục thời này phơi bày khá nhiều da thịt. Khuy dùng để bó chặt phía trước, tương tự như "Hezi" với chất liệu gấm thêu kim tuyến.

Thời Minh, màu sắc cho trang phục nữ giới giới hạn trong các màu tía, đỏ tía, đào... Màu đỏ, vàng và đen bị nghiêm cấm. Đồ lót "Zhuyao" tương tự như một chiếc áo chẽn, với dây buộc gần eo, có thể điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với đường cong nữ giới.

Triều Thanh chứng kiến sự bùng nổ của thứ gọi là "Dudou" hay gọi là đai bụng. Thông thường, loại này mang dáng hình thoi, dây buộc gần cổ, thắt phần eo, và điểm nhấn là đường con thân thể. Hình thêu hổ, bọ cạp, rắn, tắc kè được sử dụng theo quan niệm giải tà trừ ma. Chủ đề ái tình như hoa sen và đôi vịt khá phổ biến. Lụa và cotton là chất liệu chính. Đôi khi người dùng còn gài thêm dây xích vàng mỏng mảnh để thể hiện thế lực gia đình, tầng lớp trung lưu thường dùng dây bạc hoặc đồng.

Tác giả: Vũ Ngọc