Trong thời gian đầu cai trị, Thế Tông Gia Tĩnh hoàng đế tiến hành cải cách, chăm lo quốc sự, chính sách quyết đoán, dẹp trừ hoạn quan, củng cố biên cương, đưa đất nước ngày một phát triển. Nhưng 18 năm cuối cùng trị vì, Thế Tông dần dần bỏ bê chính sự, ngày đêm mải miết đi tìm bài thuốc xuân dược giúp trẻ hóa cơ thể, nâng cao khả năng “chăn gối” để có thể phục vụ dàn hậu cung.
Đào Trọng Văn vốn chỉ là một tên quản kho nhưng nhờ việc dâng lên phương thuốc “Hồng diên hoàn” nên được vua vô cùng trọng dụng. Theo lời của Đào Trọng Văn, phương thuốc bí truyền này khi uống vào sẽ khiến máu huyết lưu thông, sức khỏe cường tráng và đặc biệt sẽ vô cùng dẻo dai, mạnh mẽ trong chốn phòng the và trường sinh bất lão.
Theo tương truyền thì phương thuốc bí truyền của họ Đào rất quái dị. Theo đó, nguyên liệu số một để chế “Hồng diên hoàn” là kinh nguyệt lần đầu của phụ nữ (hồng diên) đựng trong những vật dụng bằng kim loại rồi cho thêm sương đêm, ô mai vào, sau đó đem sắc bảy lần. Sau khi đã sắc bảy lần những loại nguyên liệu đó lại cho thêm trầm hương, chu sa, nhựa thông,… rồi luyện bằng lửa, cuối cùng mới cô đặc lại chế thành thuốc viên để dùng.
Sau khi biết được “Hồng diên hoàn”, vị vua ham mê nhục dục dù đã ngoài 50 tuổi ngay lập tức uống và “mây mưa” với cung tần mỹ nữ suốt ngày đêm. Và cũng chính từ bài xuân dược này đã dẫn tới cuộc truy lùng mỹ nữ gắt gao nhất lịch sử.
Minh Thế Tông đã tổ chức rất nhiều đợt tuyển mỹ nữ với độ tuổi chỉ từ 11-16 để lấy “nguyên liệu”. Theo sách “Minh thực lục” ghi lại từ năm 1547 cho tới năm 1564, Hoàng đế triều Minh đã chọn vào cung hơn 1.000 thiếu nữ vào cung. Có không ít cô gái bị bắt đi khi tuổi còn quá nhỏ nên nhiều gia đình lo sợ, phải tìm cách giấu con đi. Cũng vì thế mà trong chốn hậu cung nhiều cung nữ được tuyển rất căm ghét vua và thậm chí còn tìm cách ám sát nhưng không thành.
Tuy nhiên, sau 9 năm dùng “xuân dược” và “yêu” quá đà, Minh Thế Tông cuối cùng đã phải lĩnh hậu quả, ông đã chết vì ngộ độc loại xuân dược này. Người nối ngôi của Thế Tông là Mục Tông vì học theo người cha của mình nên cuối cùng cũng phải bỏ mạng
“Hồng diên hoàn” liệu có thật sự thần kỳ?
Lý Thời Trân – nhà dược học nổi tiếng cuối thời Minh đã thẳng thắn bác bỏ về công dụng của vị thuốc được gọi là “diên hồng” (máu kinh nguyệt của phụ nữ).
Trong sách “Bản thảo cương mục”, ông viết rằng: “Kinh nguyệt là thứ không sạch sẽ, bọn phương sĩ dùng tà thuật để tô vẽ, coi đó là loại thần dược bí truyền. Nhiều kẻ ngu muội đã tin theo những điều vô căn cứ đó nên mới đưa thứ uế trọc này vào người, làm cho âm dương khí huyết bị thương tổn, sinh ra đủ thứ bệnh tật… đâu có biết rằng, đó là thứ người quân tử cần phải tránh xa”.
Khoa học hiện đại cũng cảnh báo máu kinh nguyệt khác biệt với bất cứ thứ dịch nào tiết ra từ âm đạo. Nó không chỉ chứa máu mà còn chứa dịch tiết, chất nhầy cổ tử cung và mô tử cung. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các bệnh sinh ra từ máu như HIV.
Rủi ro sức khỏe khi nuốt phải máu kinh nguyệt là rất cao. Bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường quan hệ như: Chlamydia, virus Cytomegalovirus (CMV), bệnh lậu, viêm gan, bị herpes ở miệng, HIV, giang mai.
Các nghiên cứu về sau cũng đã khẳng định, trong “hồng diên” cũng như kinh nguyệt của phụ nữ không chứa các chất có tác dụng hồi xuân cũng như những chất đặc biệt có tác dụng để chữa bệnh. Vì vậy, trong các sách thuốc của Đông y hiện đại không còn thấy đề cập đến “hồng diên” nữa.
Tác giả: