Thực phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ cúng giao thừa

( PHUNUTODAY ) - Trong đêm giao thừa trong năm Mậu Tuất 2018 này cần có những thực phẩm nào, đâu là những thực phẩm không thể thiếu? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thôi nhé!

Những thực phẩm không thể thiếu

Bánh chưng

Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh chưng có từ hàng ngàn năm trước và cho tới bây giờ, hương vị giản dị của bánh vẫn chẳng hề thay đổi nhưng giá trị lịch sử của nó vẫn luôn được nâng lên theo thời gian.

Bánh chưng là linh hồn của ngày Tết

Bánh chưng tùy kích cỡ, vuông chằn chặn (nếu gói khuôn) hoặc hơi méo (nếu gói tay). Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm được những chiếc bánh vuông vắn, đẹp mắt mà không cần khuôn, tham khảo tại đây .

Đa số nơi sử dụng nhân mặn, nhưng một số nơi cho thêm đường để tạo nhân ngọt. Các thành phần còn lại giống nhau, gồm nếp, đỗ, nhân thịt ba chỉ nhiều mỡ, hạt tiêu, có nơi cho thêm hành.

Nem rán

  

Nem rán vàng ươm, giòn tan, hấp dẫn là một trong những món ăn truyền thống của người Việt trong những ngày Tết. Nhân nem được làm từ miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, giá đỗ, hành lá, thịt xay và trứng gà. Nhân được cuộn với bánh đa nem rồi đem rán giòn. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa các vị mặn, ngọt, chua, cay quyện vào nhau cho đậm đà tròn vị. Món ăn quen thuộc, giản dị này chưa bao giờ bị bỏ quên trong mâm cỗ những ngày Tết.

Dưa hành

'Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ' là ba thứ làm nên hương vị Tết cổ truyền được cha ông ta yêu thích từ lâu đời. Tuy đây là món ăn dân dã, bình dị nhưng lại đem đến cảm giác ngon miệng và đặc biệt phù hợp khi dùng chung với những thực phẩm truyền thống khác trong dịp Tết.

Giò lụa, giò xào

Mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc không thể thiếu giò, chả. Món ăn này luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong bàn tiệc.

Mâm cỗ cúng Giao thừa Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt Nam có những gì?

Cúng Giao thừa là nghi lễ không thể thiếu của người dân Việt Nam mỗi năm Tết đến Xuân về. Ngày 30 Tết âm lịch hầu hết những gia đình đều bày sẵn mâm cỗ theo những nghi thức khác nhau của từng vùng miền.

Cúng Giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Do các vị đi thị sát dưới hạ giới không kịp vào nhà nên bàn cúng được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Sau khi hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới sẽ bàn giao công viện cho vị Hành khiển mới để về thiên đình.

Vì thế, mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Mâm cỗ cúng gồm:

1. Mâm ngũ quả

2. Hương (3 cây to)

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Trầu cau

6. Muối gạo

7. Trà rượu

8. Quần áo mũ nón thần linh

9. Thủ lợn luộc

10. Gà trống luộc

11. Xôi

12. Bánh Chưng

Đối với những gia đình có điều kiện khó khăn, họ chỉ cần những lễ vật đơn giản nhưng chủ yếu là tấm lòng của người dâng hương.

Cúng Giao thừa trong nhà:

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm:

Mâm cỗ mặn bao gồm:

1. Bánh chưng

2. Giò

3. Chả

4. Xôi gấc (xôi các loại)

5. Thịt gà

6. Rượu (bia, thức uống khác)

Mâm cỗ ngọt bao gồm:

1. Bánh kẹo

2. Mứt tết

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Hương

Khi cúng Giao thừa trong nhà gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ. Đầu tiên cần khấn thần Thổ-vị thần cai quản trong nhà để xin phé cho Tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Tác giả:

Tin nên đọc