Tin vui cho hàng triệu người cao tuổi: Có 1 khoản đóng được nhà nước hỗ trợ 100%

( PHUNUTODAY ) - Nghị quyết 13 quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố. Theo đó, Tp. Hà Nội sẽ hỗ trợ mức đóng BHYT cho nhiều nhóm đối tượng giai đoạn 2024-2025, trong đó có người cao tuổi.

 Nghị quyết số 13/2023/ NQ-HĐND đã nếu rõ, TP. Hà Nội sẽ hỗ trợ mức đóng BHYT cho nhóm đối tượng người cao tuổi.

- Với nhóm người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn TP. Hà Nội không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc; người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ bảo hiểm y tế đang thường trú trên địa bàn thành phố (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ dưới 16 tuổi): Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.

- Với trường hợp học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đinh làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của thành phố chưa được cấp thẻ BHYT, đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kể cả công lập và ngoài công lập), được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, hoặc phân cấp cho Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định thành lập: Hỗ trợ thêm 70% mức đóng bảo hiểm y tế.

- Với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của thành phố đang thường trú trên địa bàn Hà Nội (tại Quyết định số 13⁄2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2022-2025): Hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế.

Thời gian hỗ trợ BHYT với các đối tượng trên từ ngày 1/1/2024 – hết 31/12/2025

Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng:

1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:...

đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5....

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội... 2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng. Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác....

Theo quy định trên, mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 được tính như sau:

Trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức chuẩn trợ giúp xã hội x Hệ số tương ứng

Như vậy, mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 như sau:

(1) Mức trợ cấp 540.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

(2) Mức trợ cấp 720.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên;

(3) Mức trợ cấp 360.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc trường hợp sau:

+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

(4) Mức trợ cấp 1.080.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Tác giả: Mộc