Thà giả ngốc chứ không tự cho là mình thông minh
Người xưa có câu: “Tri thức khiến con người khiêm tốn, ngu ngốc khiến con người kiêu ngạo”.
Những người giỏi giang, thành công luôn ý thức được về bản thân mình, không tỏ ra tự mãn, kiêu căng. Nhà bác học vĩ đại Einstein từng nói: “Tôi cũng chỉ là một người bình thường như bao người khác, cũng sống và làm việc mình yêu thích.” Càng giỏi giang, giàu có, họ càng khiêm tốn. Thay vì tự nhận những điều tốt đẹp về mình, họ tập trung vào công việc và mục tiêu, để năng lực tự nói lên tất cả.
Núi cao còn có núi cao hơn, người tài giỏi sẽ còn có người tài giỏi hơn. Những gì chúng ta biết là chỉ là hạt cát trong sa mạc, cái ta chưa biết bằng biển cả mệnh mông. Chính vì vậy, tự cho rằng mình giỏi giang để rồi tự phụ, không chịu học tập và nỗ lực sẽ chỉ khiến ta ngày càng lùi về phía sau, không thể phát triển.
Tu dưỡng bản thân, thái độ sống tích cực, biết cách lắng nghe và tiếp nhận có chọn lọc mới là người khôn ngoan. Người khôn khéo thà giả ngốc chứ nhất định không nhận mình là người giỏi giang. Đức tính khiêm tốn sẽ giúp bạn tự nâng cao giá trị của chính mình, được mọi người tôn trọng.
Thà giả nghèo chứ không khoe mẽ
Càng khoe khoang, phô trương sẽ càng thể hiện rằng bạn thiếu thứ đó. Càng muốn hơn thua người khác điều gì, bạn càng thể hiện rằng mình kém cỏi ở điểm đó.
Những người càng giàu có khôn ngoan sẽ càng biết khiêm tốn, ẩn mình, tĩnh tâm, không khoe khoang rầm rộ. Họ hiểu rằng khoe khoang vật chất khác nào khơi dậy sự đố kỵ và thèm muốn của người khác. Điều này sẽ không giúp bạn có được sự tôn trọng chân thành đến từ người khác mà chỉ phơi bày sự ngạo mạn, muốn khoe khoang hơn người.
“Cây lúa hạt càng nhiều, càng mẩy thì cúi càng thấp”. Nhiều người trong túi không có đồng nào, thậm chí gánh trên vai cả đống nợ nhưng lại luôn thích thể hiện mình sành điệu, giàu có. Trong khi đó, những người có tiền thực sự nói chuyện rất khiêm tốn, không phung phí tiền.
Người giàu tôn trọng những người biết dùng sự nỗ lực để cầu tiến, không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm thay đổi cuộc sống. Nhiều người không có nhưng lại thích thể hiện, âu cũng là bởi tự xem tường bản thân nên mới sợ người khác xem thường mình.
Thà một lần bị lừa còn hơn cả đời không dám tin
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, niềm tin luôn là viên gạch cần thiết để tạo dựng nên sự vững chắc. Có thể vì từng chứng kiến những chuyện bất công, có thể vì từng bị ai đó phản bội... mà không ít người đã mất niềm tin vào cuộc sống. Họ trở nên hoài nghi với tất cả mọi người, tệ hơn là mất niềm tin vào chính mình.
Mỗi lần vấp ngã hay bị phản bội, chứng kiến chuyện bất bình, đó chắc chắn là cảm giác không thoải mái gì. Tuy nhiên cuộc sống là vậy, sẽ có những khoảng sáng tối xen nhau song sợ nhất là khi chúng ta mất niềm tin. Nếu vì ám ảnh bởi sự lo lắng, sợ bị phản bội, lừa dối... mà không bao giờ dám mở lòng mình, bạn đang ngày càng đánh mất các mối quan hệ tốt đẹp cũng như cơ hội tốt đẹp đến với mình.
Nhìn cuộc đời bằng ánh mắt tích cực hơn, bạn sẽ thấy mỗi trải nghiệm đều mang lại những bài học quý giá. Thà một lần bị lừa dối rối rút ra bài học cho mình còn hơn cả đời sống thu mình, không dám mở lòng hay tin tưởng bất kỳ ai.
Cuộc sống là 10% những gì xảy ra với bạn và 90% là cách bạn phản ứng với nó. Hạnh phúc là một sự lựa chọn. Đau khổ cũng là một sự lựa chọn. Hãy đưa ra lựa chọn một cách khôn ngoan.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Người sống giả tạo, hai mặt thường xuyên nói 3 câu này, dù từng thân đến mấy cũng phải cắt đứt quan hệ
-
Ở đời, 3 kiểu người này là nham hiểm nhất, bề ngoài có tốt đến đâu cũng chớ kết thân
-
Vợ chồng có thể bên nhau đến già hay không, hãy xem kỹ ba điểm này là rõ
-
4 loại người chớ nên mời vào nhà, có là bạn bè cũng đừng bao giờ thân thiết kẻo rước họa
-
Người phúc mỏng, phận bạc thường có 4 đặc điểm này trong lòng bàn tay, có 1 cái cũng đủ khổ