Tổ Tiên nói rằng: 'Tháng Tư âm sợ nhất ngày mùng 1', ngày mùng 1 âm có gì đáng sợ?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa nói rằng, trong tháng 4 âm sợ nhất ngày mùng 1, vậy lý do vì sao lại thế?

Năm tháng trôi đi, thời gian ngày qua ngày lại ngày, thoáng chốc chúng ta đã đón tháng 4 âm lịch. Người xưa có một câu nói rất nổi tiếng rằng: 'Tháng Tư âm sợ nhất ngày mùng 1', câu nói này có nghĩa là gì? Vì sao ngày mùng 1 của tháng 4 âm lại đáng sợ?

Trong văn hóa truyền thống dân gian, ngày đầu tiên của mỗi tháng, ngày mùng 1 âm cực kỳ quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Ngày mùng 1 tháng tư âm cũng không phải là ngoại lệ, ngày đầu tháng 4, người xưa nói rằng thời tiết trong ngày này sẽ ảnh hưởng tới thời tiết chung suốt tháng. Nôm na rằng nếu ngày đầu tiên mưa thì cả tháng đó sẽ mưa nhiều, nếu ngày đầu tiên của tháng 4 nắng thì cả tháng đó sẽ nắng. Thực tế, niềm tin này dựa trên nền tảng lịch sử và văn hóa sâu sắc.

Tháng Tư âm sợ nhất ngày mùng 1

Trên góc độ lịch sử, ngày đầu của tháng 4 âm gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Cuộc sống và vận mệnh của người dân gắn liền với việc canh tác nông nghiệp. Thời điểm này lúa mì ra hoa và làm đầy hạt. Người dân sợ nhất mưa kéo dài vì có thể khiến lúa mì không thụ phấn, gây mất mùa. Bởi them người nông dân luôn mong mỏi ngày đầu tháng tư sẽ nắng đẹp, giúp vụ mùa bội thu.

Ngoài ra, câu nói này còn liên quan tới truyền thuyết xưa. Theo than thoại, ngày đầu tiên của tháng 4 được coi là "ngày khởi đầu" của một số chòm sao quan trọng. Vào ngày quan trọng này, dân làng sẽ cầu nguyện cho một mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng.

Dân làng sẽ cầu nguyện cho một mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng.

Còn về mặt tín ngưỡng ngày mùng 1 âm, thường sẽ có sự xuất hiện của ma quỷ, thần thánh... tác động tới đời sống con người. Cũng bởi vậy, ngày 1.4 âm sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh cả tháng, từ đó hình thành câu nói “Tháng 4 sợ mùng một âm lịch”.

Cho tới ngày nay, đối với đất nước nông nghiệp chúng ta, yếu tố thời tiết vẫn vô cùng quan trọng. Tất cả chúng ta đều mong mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu để cuộc sống người dân ngày càng no ấm.

Tác giả: Thạch Thảo