Trẻ bị mụn nhọt ở tai phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Trẻ bị mụn nhọt ở tai rất nguy hiểm vì có thể đây là dấu hiệu của bệnh "thối tai"- bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt ở tai

Nhiều thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị mụn nhọt có chiều hướng gia tăng tại các khu vực bụi bẩn và ẩm ướt như vùng ven tại các thành phố lớn và khu vực nông thôn. Chăm sóc và vệ sinh trẻ sai cách của các mẹ đang ở mức báo động, song nhiều mẹ vẫn cho rằng, mụn nhọt có thể tự khỏi sau vài ngày nên không cần chữa trị hoặc can thiệp. Bởi vậy, họ khá thờ ơ, chủ quan khi con bị chứng bệnh này.

Trẻ bị mụn nhọt ở tai rất nguy hiểm

Ngoài ra, còn tùy vào triệu chứng, biểu hiện mà rất có thể trẻ bị "thối tai'- một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú y quan sát và đưa trẻ đi khám ngay để tìm hướng điều trị đúng.

Cách điều trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ

Nếu trong trường hợp mụn nhọt ở tai trẻ là hiện tượng bình thường, do nguyên nhân thường thấy đã kể trên gây ra thì các mẹ có thể đánh bay lũ mụn ở tai bé con bằng cách sau:

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ có vai trò rất quan trọng, bởi nếu vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng, mụn nhọt trở nặng và khó chữa hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu. Ngoài ra cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ nâng cao sức để kháng. Đừng quên cho bé uống đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng ở trẻ

- Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc lên mụn nhọt mà chưa có sự đồng ý từ bác sỹ. Càng không nên sờ, nắn, nặn khiến mụn nhọt sưng tấy, đau hơn.

- Không sử dụng sữa tắm lên vùng da bị mụn nhọt vì sữa tắm có chứa các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tạo bọt, bảo quản, làm sạch), khiến da bị viêm nhiễm.

- Áp dụng các bài thuốc dân gian cũng là cách hay có thể sử dụng nhưng cần đảm bảo đó là bài thuốc đúng và nguyên liệu phải đảm bảo về nguồn gốc xuất sứ.

Tác giả:

Tin nên đọc