Trí Huệ của cổ nhân: muốn cả gia tộc yên vui, hãy làm tròn một chữ này

( PHUNUTODAY ) - Trời đất là rễ, cha mẹ là gốc. Làm người cần biết đến gốc rễ thì cuộc sống mới an vui.

Từ xưa đến nay, “Vạn ác dâm vi thủ, bách hạnh hiếu vi tiên” (Vạn điều ác thì tà dâm là đứng đầu, trăm cái nết thì hiếu kính là trước hết), câu nói này là trung tâm của văn hóa Á Đông, có sức mạnh chi phối cực kỳ mạnh mẽ, nó cũng có tác dụng rất to lớn.

Nhưng hiện nay rất nhiều người chẳng còn rung động gì với “Bách hạnh hiếu vi tiên” nữa. Xung quanh chúng ta có không ít người bất hiếu. Chú ý quan sát, chúng ta có thể phát hiện ra, cuộc sống của những người bất hiếu này luôn luôn xấu xa tệ hại. Người hiểu đạo Hiếu đều biết, bất kể việc gì cũng có thể trở thành việc tốt. Cái gì gọi là hiếu thuận? Đó là hiếu, có hiếu thì sẽ thuận.

Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Có giá trị quan này thì mới có thể công chính vô tà, mà tu dưỡng đạo đức mới có thể ngày càng tinh tấn. Một chữ Hiếu, cả nhà yên vui.

Hiếu là kinh của Trời, là nghĩa của Đất

Nguyên văn: Phù hiếu, thiên chi kinh, địa chi nghĩa.

Hiếu là việc của Thiên kinh Địa nghĩa (Kinh của Trời, nghĩa của Đất)

Chúng ta đều biết chuyện con quạ con đưa thức ăn trong diều của nó ra cho quạ mẹ già không bay được, chuyện dê con mỗi lần bú đều quỳ cảm ơn dê mẹ. “Thú vật còn như thế, con người sao có thể không?”. Chỉ có hiểu được cảm ân, mới có thể hiểu được sự tốt đẹp của cuộc sống, mà cha mẹ là người chúng ta cần phải cảm ân nhất.

Đạo Hiếu là việc Thiên kinh Địa nghĩa, là tình cảm chân thành nhất tồn tại ngay sau khi con người sinh ra. Người thiện sẽ thuận theo tình cảm chất phác nhất này để làm lên sự nghiệp lớn.

Con hiếu thờ mẹ cha, cư xử hết mực thành kính với cha mẹ, nuôi dưỡng hết mực để cha mẹ vui vẻ, cha mẹ bệnh thì hết mực lo lắng, tang lễ cha mẹ thì hết mực đau buồn, thờ cúng cha mẹ thì hết mực nghiêm trang

Nguyên văn: Hiếu tử chi sự thân dã, cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm.

Khi con cái đối đãi với cha mẹ, trong cuộc sống thường nhật cần bảo trì cung kính. Khi dưỡng lão cha mẹ, thì phải làm cho cha mẹ tâm tình vui vẻ. Khi cha mẹ bệnh tật thì phải chân thành lo lắng cho cha mẹ. Khi cúng tế cha mẹ thì phải theo lễ nghi tiến hành trang nghiêm.

Đây chính là nội hàm “thờ mẹ kính cha”, có hai điểm:

Thứ nhất là: Thực hành đạo Hiếu phải thỏa mãn nhu cầu trên hai phương diện cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của cha mẹ, nhất là nhu cầu về tinh thần, cần biểu đạt lòng kính yêu chân thành đối với mẹ cha.

Thứ hai là: Thực hành đạo Hiếu là việc làm cả đời của con cái. Khi cha mẹ mất, cần phải cả đời không quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Đức Phật dạy: “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường bằng của cải vật chất, tiền bạc thì không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng những ai đối với cha mẹ không có lòng tin thì khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác nghiệp thì khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ an trú vào thiện nghiệp; đối với cha mẹ xan tham thì khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo tà kiến, ác kiến thì khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ an trú vào chánh kiến, trí tuệ. Như thế là làm đủ và trả ơn đủ cho cha mẹ”.

Hiếu dưỡng có tầm quan trọng như vậy nên Đức Phật dạy phước báo của lòng hiếu thật không thể suy lường: “Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào có con cái hiếu thảo với cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, ở đó các con cái hiếu thảo với cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận như các bậc đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, ở đó các con cái hiếu thảo với cha mẹ, những gia đình ấy xứng đáng được cúng dường” (Sđd). Và trong Tiểu bộ kinh(kinh Nipata), Đức Phật dạy:

“Thờ cha mẹ đúng phápBuôn bán đúng (chơn chánh), thật thà,Gia chủ không phóng dật,Được sinh Tự Quang Thiên”.

Người con phụng dưỡng cha mẹ bằng đời sống chơn chánh (chánh mạng), hành động, việc làm, nghề nghiệp chơn chánh (chánh nghiệp), đời sống tinh cần không phóng dật, nỗ lực làm lành lánh dữ, tu tập các thiện pháp, đoạn trừ các ác pháp thì sau khi mạng chung sẽ được sinh lên cõi trời Tự Quang Thiên, là nơi an lạc, thù thắng, chúng sinh ở cõi đó có dung mạo hết sức xinh đẹp và khả ái, phước báo ở cõi đó loài người không sao sánh kịp. 

Tác giả:

Tin nên đọc