Hãy cùng đọc câu chuyện sau
Ngô Trạm Thất là người Giang Tây dựa vào việc kinh doanh vải để kiếm sống. Ông ta là một người tham lam giảo quyệt, mưu mô khó đoán. Trong lúc bán vải, ông ta luôn lấy vải tốt, đẹp ra làm mẫu trưng bày và chào hàng để lấy được sự tin tưởng của người mua. Một khi người mua đã lựa chọn và quyết định lấy loại vải đó, ông ta sẽ khéo léo tráo đổi sang loại vải có chất lượng thấp hơn để bán. Cách tráo đổi này của Ngô Trạm Thất nhanh và khéo léo đến nỗi không ai có thể phát hiện ra được.
Một lần, có một vị buôn vải người Tây Dương tên là Hóa Thương nhờ người bạn của mình đến cửa hiệu của Ngô Trạm Thất để mua hàng. Người bạn này sau khi mua vải về, bị Hóa Thương phát hiện ra toàn là vải kém chất lượng, không dùng được. Hóa Thương giận giữ trách mắng bạn, người bạn liền nói: “Nếu như là ông đi mua, tôi chắc chắn ông cũng khó tránh khỏi bị lừa!
Hóa Thương nói: “Sao có thể có đạo lý đó được? Nếu như lần này tự mình đi mua mà còn mua phải hàng kém chất lượng, tôi sẽ không gặp lại ông nữa!”
Ngày hôm sau, Hóa Thương tự mình lên đường đến Giang Tây mua vải. Sau khi tìm được những cuộn vải chất lượng tốt giống như hàng mẫu từ trong kho vải của Ngô Trạm Thất, Hóa Thương lập tức ngồi lên những cuộn vải đó khiến cho Ngô Trạm Thất không cách nào đổi được.
Ngô Trạm Thất thấy vậy liền sốt ruột mà sinh ra một kế. Ông ta ăn mặc chỉnh tề đi ra nghênh đón Hóa Thương rồi cung kính hành lễ giống như bạn cũ lâu ngày mới gặp lại. Hóa Thương bất đắc dĩ đành phải đứng lên để đáp lễ, rồi lại đi về chỗ hàng để ngồi. Nhưng không ngờ, ngay khi Hóa Thương đứng lên đáp lễ thì Ngô Trạm Thất đã bí mật cho người tráo đổi hàng rồi. Hóa Thương không phát hiện ra nên thanh toán tiền ngay rồi vội vàng mang hàng trở về nhà trước khi trời tối.
Về đến nhà, vừa nhìn thấy người bạn mua hàng hộ lần trước, Hóa Thương đã vô cùng cao hứng lấy vải ra cho người bạn xem. Lúc này, ông mới biết rằng toàn bộ hàng mình vừa mua về sau khi cẩn thận xem xét thì vẫn là hàng chất lượng thấp kém. Hai người họ lấy hàng đợt trước ra so sánh thì không khác gì nhau.
Người bạn liền nói với Hóa Thương: “Ông tự mình đi mua thì vẫn thế này đây!”
Hóa Thương sau khi mua hàng chất lượng kém về thì vô cùng buồn bã. Hơn nữa lại mua phải hai lần nên tài sản cũng mất đi nhiều. Ngoài ra, ông còn bị người bạn nói như vậy mà nghĩ đến cảnh mình trách mắng lời lẽ không đúng với bạn lần trước mà sinh ra xấu hổ. Lại nhớ đến lời thề lần trước, nên trong lúc vừa buồn bã, vừa xấu hổ, lại mất hết tài sản, ông liền thắt cổ tự vẫn.
Một năm sau, trong lần Ngô Trạm Thất đi nhập hàng thì bị mắc bệnh nặng trên đường. Ông ta liền phải nghỉ ở quán trọ để dưỡng bệnh. Trong lúc mê man, vì thường xuyên nhìn thấy ma quỷ đến bức bách đi thụ hình dưới địa ngục nên nằm trên giường mà phát ra tiếng kêu rên không ngớt vì bị tra tấn nặng nề. Những tiếng kêu rên thống khổ cầu cứu của ông khiến người nhà cảm thấy vừa thương lại vừa trách mà không cách nào giúp được. Sau 3 ngày giằng co đau đớn như vậy thì Ngô Trạm Thất qua đời.
Mọi người sau khi biết tin đều thốt lên rằng: Cho dù người làm việc ác có gian xảo và khéo léo đến mức nào đi nữa thì cũng là đang chôn dấu hậu quả xấu cho mình. Báo ứng chỉ là việc sớm muộn mà thôi!
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.
Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.
Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.
Hại người khác chính là hại chính bản thân mình, những gì bạn gây ra cho người khác chắc chắn sẽ vận vào thân. Hại người sẽ làm mất hết phúc báo, hủy hoại cả một đời người.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phật dạy "7 CHỮ HỌC" giúp phụ nữ bình an, cuộc đời thay đổi, rất đáng đọc!
-
Phụ nữ có 8 điều này có giá gấp vạn lần chân dài, khiến đàn ông trọn đời si mê
-
Đức Phật răn dạy người đàn ông: Đã gọi ai là vợ rồi thì đừng làm người đó tổn thương!
-
Phật dạy: Để lại cho con núi vàng cũng không bằng giúp con có những thói quen này
-
Đàn ông mà nói 11 câu này, chắc chắn đã quá chán vợ và hôn nhân của bạn đang rạn nứt