Hãy bổ sung vào bữa ăn của gia đình những món xào ít mỡ, lại giàu dinh duỡng. Món trứng xào mướp đắng, thêm mộc nhĩ là sự lựa chọn tuyệt hay để làm mới mâm cơm nhà bạn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 quả mướp đắng
- 3 quả trứng
- 1 ít mộc nhĩ
- Dầu ăn, gia vị vừa đủ
Cách làm:
1. Mướp đắng bỏ cuống, cắt khúc 2 đầu, lấy phần thịt, bỏ phần ruột, thái chéo thành miếng vừa ăn.
2. Ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh khoảng 10 phút cho mộc nhĩ nở, thái mộc nhĩ thành miếng nhỏ, sau đó chần mộc nhĩ trong 2 phút và chần mướp đắng trong 1 phút.
3. Cho một lượng dầu ăn thích hợp vào chảo, đun nóng chảo, đổ dung dịch trứng vào, xào qua đến khi trứng chín.
4. Thêm mộc nhĩ vào chảo, đảo đều, nêm muối vừa ăn.
5. Đổ mướp đắng thái mỏng vào chảo, thêm chút hạt nêm, dầu mè rồi bắc ra khỏi nồi.
Món trứng xào mướp đắng, thêm mộc nhĩ được cả nhà ưa thích đã hoàn thành rồi!
Những đối tượng không nên ăn mướp đắng
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và sau sinh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, đặc biệt là chất xơ và chất béo. Mướp đắng lại là loại quả có rất ít chất xơ và béo sẽ không phù hợp cho đối tượng này. Mặt khác, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Không những thế, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.
Do đó, những phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế hoặc tránh ăn mướp đắng trong những giai đoạn này.
Người huyết áp thấp, hạ đường huyết
Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng. Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng giúp tạo ra tính hạ đường của nó. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose.
Như vậy, kể cả những người không có tiền sử huyết áp thấp cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
Người trước và sau phẫu thuật
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật.
Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bạn nên ngừng ăn mướp đắng 2 tuần trước khi lên bàn mổ.
Người bệnh tiểu đường
Mướp đắng có thể ngăn nguy cơ mắc tiểu đường nhờ giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chính bởi tác dụng này mà người đang có bệnh tiểu đường không nên ăn mướp đắng. Những người đang sử dụng thuốc kiểm soát đường máu có thể bị hạ đường huyết quá mức nếu ăn mướp đắng.
Nếu bạn mắc tiểu đường và ăn mướp đắng, cần thường xuyên theo dõi đường máu.
Người có bệnh tiêu hóa
Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, với những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày.
Mướp đắng cũng có nguy cơ gây độc hại tế bào gan ở động vật. Một thử nghiệm trên động vật cho thấy enzyme gan tăng cao và có sự thay đổi về hình dáng tế bào gan sau khi ăn mướp đắng.
Tác giả: