Cây lộc vừng là một trong những loại cây cảnh quý, rất được yêu thích. Lộc vừng thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Tại Việt Nam, cây lộc vừng phân bố rộng rãi từ Nam ra Bắc.
Lộc vừng là cây thân gỗ lâu năm, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng xanh nhạt khi non và chuyển đậm khi trưởng thành, có hình mũi mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và tàn hẳn vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Lộc vừng thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được yêu thích, nhiều gia đình chọn cây này trồng trong sân nhà để thu hút tài lộc và may mắn.
Cây lộc vừng khi ra hoa cực kỳ đẹp, màu sắc đỏ rực rỡ, rũ xuống tựa như một chùm pháo hoa. Loại hoa này vừa đẹp lại vừa tượng trưng cho sự may mắn, hưng vượng, hạnh phúc, thành công.
Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, may mắn cát tường, gắn liền với ngụ ý phát lộc phát tài. Vì thế việc trồng một cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Theo quan niệm phong thủy dân gian, trồng cây lộc vừng trước nhà là vị trí tốt nhất để loài cây này phát huy khả năng của nó về thẩm mỹ lẫn phong thủy.
Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ông bà dặn con cháu: Vào bếp thấy thứ này gia đình khó giàu, con cháu dễ lụi bại gia đình lục đục
-
Chuối chín ăn không hết đừng bỏ đi: Học người Nhật làm chuối ngâm giấm sẽ có công dụng tuyệt vời
-
Chảo giá rẻ chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình: Làm sao để nhận diện?
-
Các cụ dạy: Phòng khách sáng thì sang, phòng thờ sáng thì lụi, con cháu nhớ cho kỹ
-
Luộc gà bằng nước lã, đỏ lại không thơm, mách bạn cách luộc gà da vàng óng, ngọt thịt