Trước đây, tại Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 Chính phủ đã đưa ra chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động. Cụ thể:
"Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp".
Trong đó, đối tượng được giảm 1% mức đóng BHTN (từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022) là người sử dụng lao động đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021.
Người sử dụng lao động nêu trên không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Như vậy, từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ quay về mức 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Cụ thể, mức đóng BHXH bắt buộc với người lao động và người sử dụng lao động như sau:
Theo bảng trên, mức đóng BHXH bắt buộc là 32,5% quỹ tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH, trong đó:
Người sử dụng đóng 21,5% (gồm 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 3% vào quỹ bảo hiểm y tế).
Người lao động đóng 10,5% (gồm 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế).
Việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động trong thời gian qua là để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các hoạt động kinh tế đã diễn ra bình thường, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/10/2022 quay lại như trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp đủ để chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia - Theo Luật sư Phạm Thanh Hữu (Thư Viện Pháp Luật).
Ngoài ra, theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP thì đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức 0.3% (thay vì đóng 0,5%).
Trước đó, Chính phủ cũng đã có chính sách giảm mức đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021.
Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động phòng chống đại dịch Covid-19.
Tác giả: Min Min
-
Lương hưu trong tháng 10 thay đổi như thế nào? Cách tính lương hưu công chức, viên chức theo quy chế mới
-
Những việc cần làm sau khi nhận CCCD gắn chíp: Ai cũng cần làm ngay
-
Năm 2023 nghỉ hưu đóng BHXH đủ 25 năm hưởng lương bao nhiêu?
-
11 điều về CCCD gắn chip mà người dân nên biết để tránh thiệt thòi
-
Phát hiện thông tin sai khi quét mã trên CCCD gắn chíp người dân cần làm ngay đều này