Hiện nay, việc lừa đảo ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều hình thức tinh vi. Chính vì thế, các ngân hàng đang triển khai các tính năng xác thực thông tin khách hàng để giảm rủi ro gian lận, lừa đảo tài chính. Sắp tới, khi chuyển tiền ngân hàng giá trị từ 10 triệu đồng mỗi lần cần phải xác thực sinh trắc học.
Đặc tính sinh trắc học của con người
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Căn cước 2023, sinh trắc học của con người là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người giúp có thể nhận diện hay phân biệt người này với người khác. Các đặc điểm sinh trắc học bao gồm: khuôn mặt, vân tay, mống mắt… Dữ liệu sinh trắc học chính là đặc điểm nhận dạng duy nhất của một cá nhân, nhận ra sự khác biệt giữa các cá thể không có ai giống nhau, kể cả trường hợp sinh đôi. Hiện nay, thông tin sinh trắc học của mỗi công dân đã được Bộ Công an thu thập và được lưu trữ trong thẻ CCCD gắn chip của mỗi cá nhân.
Chuyển tiền ngân hàng giá trị từ 10 triệu đồng mỗi lần cần phải xác thực sinh trắc học
Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thì việc lộ thông tin hay đánh cắp tài khoản ngân hàng liên tục xảy ra. Điều này khiến người dân lo ngại và bất an. Gần đây, nhiều ngân hàng cho biết, họ đã, đang và sẽ triển khai các biện pháp mạnh để tăng cường bảo mật.
Theo đó, từ ngày 1/7/2024, Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực. Do đó, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến, nạp tiền vào ví điện tử có giá trị trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc vượt quá 20 triệu đồng mỗi ngày, thanh toán hóa đơn trên 100 triệu đồng cần phải được xác thực bằng sinh trắc học. Sinh trắc học này phải khớp đúng với những dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ CCCD.
Tuy vậy, hiện nay cũng có một số ngân hàng đã áp dụng sớm việc xác thực sinh trắc học. Ngày 18-5, ngân hàng VietABank cho biết họ vừa triển khai tính năng xác thực thông tin khách hàng qua CCCD gắn chip để nhằm giảm rủi ro gian lận, bảo đảm an ninh và an toàn giao dịch ngân hàng số. Theo kế hoạch, ngân hàng này đã hoàn thành giai đoạn đánh giá về giải pháp kỹ thuật để thực hiện thu thập dữ liệu sinh trắc học của mọi khách hàng tại cả 2 kênh là quầy giao dịch và cả dựa trên nền tảng ngân hàng số.
Ngoài ra, theo chia sẻ của lãnh đạo ngân hàng VietABank, trong tháng 5, ngân hàng này cũng triển khai tính năng xác thực thông tin khách hàng qua CCCD gắn chip do đã tích hợp khả năng đọc NFC và đã được xác nhận bởi C06 - Bộ Công an vào quy trình cho việc mở tài khoản online (eKYC). Việc xác thực sinh trắc học này giúp khách hàng giảm thiểu tối đa rủi ro, tiết kiệm thời gian khi tra soát định danh.
Ngân hàng TPBank cũng cho biết, hiện nay khách hàng có thể bắt đầu đăng ký các dữ liệu sinh trắc học như bao gồm dữ liệu khuôn mặt, vân tay đồng bộ với những thông tin CCCD gắn chip, để có thể sử dụng trong xác thực giao dịch giá trị cao thông qua ứng dụng TPBank cũng như các điểm giao dịch của ngân hàng.
Đại diện TPBank nhấn mạnh về việc triển khai sớm xác thực các giao dịch bằng sinh trắc học từ so vowiss trước thời điểm quy định mới có hiệu lực không chỉ sớm giúp tăng cường bảo mật mà còn giúp khách hàng của họ chủ động thời gian đăng ký, nhờ đó tránh tình trạng quá tải đăng ký nhận diện sinh trắc học trước ngày quy định có hiệu lực 1/7/2024.
Đến nay, đã có một số ngân hàng đã tiến hành triển khai cập nhật tính năng xác thực thông tin khách hàng qua CCCD gắn chip, cụ thể như BIDV, Techcombank, Eximbank. Đây là một trong những giải pháp được đánh giá là giúp bảo đảm an toàn trong bối cảnh các vụ gian lận, lừa đảo giao dịch đang có dấu hiệu tăng nhanh.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Zalo bị lộ số điện thoại, nhấn phím này đảm bảo an toàn, không sợ người lạ biết
-
4 kiểu người khiến tuổi già của bạn không còn vui vẻ, nhất là kiểu đầu tiên
-
Đây là số điện thoại lừa đảo, tuyệt đối không bắt máy, không kết bạn Zalo kẻo mất sạch tiền trong tài khoản
-
Có 1 / 5 dấu hiệu này là dấu hiệu tài khoản ngân hàng bị hack: Làm cách này bảo vệ tài khoản ngay
-
Từ nay trở đi, 3 tuổi ăn lộc bề trên, tài khoản nhảy số liên tục, làm gì cũng ra tiền